Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Hiệu quả từ những cơ chế, chính sách đặc thù dành cho vùng DTTS và miền núi

Quỳnh Trâm - 18:15, 25/07/2024

Ngoài những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, giai đoạn từ năm 2011-2023, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách riêng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi. Qua đó, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển trên các lĩnh vực giữa các khu vực trong tỉnh; đặc biệt đời sống vật chất, tinh thần cho người dân từng bước được nâng cao.

Trên địa bàn vùng DTTS và miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình kinh tế hiệu quả
Trên địa bàn vùng DTTS và miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù

Trong giai đoạn 2011-2023, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ khu vực miền núi phát triển, như: Đề án xây dựng điểm điển hình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020; Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025...

Ngoài ra, các sở, ban, ngành trong tỉnh cũng đã chung tay giúp đỡ các huyện miền núi xây dựng các chương trình, đề án, dự án về hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường, lớp học, cơ sở y tế, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm...

Từ thực tiễn cho thấy, những chính sách riêng của tỉnh là tiền đề quan trọng để các huyện miền núi xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nhiều huyện đã tập trung xây dựng các mô hình sinh kế hiệu quả cho người dân, bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình sản xuất, phù hợp với nhu cầu trình độ canh tác và thế mạnh của địa phương. Đây cũng được xác định là chính sách thiết thực tạo đòn bẩy giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Từ các chính sách hỗ trợ của tỉnh đã góp phần không nhỏ trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn 11 huyện miền núi. Hiện nay, khu vực miền núi có 68 xã đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân đạt 13,83 tiêu chí/xã; có 122 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Điều này góp phần làm thay đổi diện mạo các bản làng vùng cao xứ Thanh.

Đặc biệt, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, đã mang đến luồng sinh khí mới cho đồng bào các dân tộc vùng cao.

Từ các chính sách hỗ trợ của tỉnh đã góp phần không nhỏ trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh
Từ các chính sách hỗ trợ của tỉnh đã góp phần không nhỏ trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh

Trong 28 chỉ tiêu của chương trình, đến nay có 11/28 chỉ tiêu đề ra đạt và vượt mức kế hoạch (bằng 39,28%). Nổi bật trong đó là các lĩnh vực văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của các địa phương

Ngoài ra, từ những chính sách ưu đãi về nông nghiệp, nhiều địa phương miền núi đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại gắn với ngành nghề nông thôn; quy hoạch các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung phục vụ các nhà máy chế biến...

Điển hình như các huyện Thạch Thành, Thọ Xuân... đã quy hoạch vùng mía nguyên liệu có diện tích lớn; vùng sắn nguyên liệu ở các huyện Bá Thước, Như Thanh, Như Xuân chiếm 89% tổng diện tích sắn nguyên liệu toàn tỉnh; vùng trồng cây ăn quả ở các huyện Thạch Thành, Như Xuân, Như Thanh, Thọ Xuân... chiếm 43% tổng diện tích cây ăn quả tập trung toàn tỉnh...

Diện mạo nông thôn, miền núi xứ Thanh ngày càng khởi sắc
Diện mạo nông thôn, miền núi xứ Thanh ngày càng khởi sắc

Những con số ấn tượng

Trong giai đoạn 2012-2025, tỉnh Thanh Hóa đã đã bố trí hơn 11 nghìn tỷ đồng cho Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, trong đó, vốn Trung ương là hơn 6,4 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh là hơn 1,7 tỷ, vốn ngân sách huyện, xã và huy động khác là gần 3 tỷ đồng.

Để tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội cho 11 huyện miền núi, các sở, ban, ngành ở Thanh Hóa luôn xác định, phải phối hợp để xây dựng các chương trình, đề án, dự án (DA) về hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường lớp học, cơ sở y tế, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm...

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp và huy động tối đa các nguồn lực đã giúp khu vực miền núi xứ Thanh đạt được những kết quả nổi bật: Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở 11 huyện miền núi còn 25.651 hộ (chiếm tỷ lệ 11,04%), giảm 4,15% so với cuối năm 2022; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 32.551 hộ (chiếm tỷ lệ 14,01%), giảm 3,06% so với cuối năm 2022. Cuối năm 2023, hộ nghèo là người DTTS của tỉnh còn 23.541 hộ (chiếm tỷ lệ 14,75%), giảm 8.632 hộ (tương ứng giảm 5,11%) so với cuối năm 2022.

Đến nay, đã có 100% đường giao thông được cứng hóa từ thôn, bản đến trung tâm xã; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 93,6%; đã hoàn thành đầu tư hạ tầng cấp điện cho 23 thôn, bản của 6 huyện; hạ tầng mạng lưới viễn thông, truyền hình được mở rộng, có 2.904 trạm thu phát sóng và 363 trạm truy cập internet, đảm bảo phủ sóng, cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, truyền hình đến 100% trung tâm các xã...

Từ những con số ấn tượng trên cho thấy những chính sách của tỉnh hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào vươn lên giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này được minh chứng cụ thể, đó là: Nếu như thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi năm 2020 đạt 33,1 triệu đồng, cao gấp 3,31 lần so với năm 2012, thì đến năm 2023 đạt 41,33 triệu đồng, tăng 8,38 triệu đồng so với năm 2020; kinh tế toàn vùng liên tục tăng trưởng qua các năm, bình quân giai đoạn 2021-2023 tốc độ tăng giá trị sản xuất của 11 huyện miền núi đạt 5,95%...

Với những kết quả đạt được có thể khẳng định, những chính sách hỗ trợ thiết thực đã giúp cho vùng nông thôn miền núi của tỉnh chuyển mình mạnh mẽ; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, góp phần thúc đẩy vùng đồng bào DTTS xứ Thanh phát triển ổn định trên mọi lĩnh vực.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.