Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thẩm tra báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Hoàng Ngọc -Thanh Huyền - 20:21, 05/04/2024

Sáng 5/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Thường trực Hội đồng Dân tộc họp phiên mở rộng, thẩm tra “Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719)".

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Tham dự phiên họp có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện UBND các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Thanh Hóa.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ, ngày 24/6/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 100/2023/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Năm.

Trong đó, đối với lĩnh vực dân tộc, Quốc hội yêu cầu Chính phủ: “Trong năm 2023, nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của các Chương trình MTQG để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh lãng phí, tiêu cực”.

Trên cơ sở nội dung nhiệm vụ này và rà soát khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai Chương trình MTQG ngày 21/12/2023, Chính phủ có Tờ trình số 698 báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719. 

Thực hiện phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã có Báo cáo thẩm tra sơ bộ Tờ trình số 698 của Chính phủ. Trên cơ sở đó, đến thời điểm này, Chính phủ đã tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG để Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Phiên họp thẩm tra mở rộng trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Nhấn mạnh, đây là nội dung thẩm tra quan trọng, nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị các đại biểu hết sức tập trung, nghiên cứu kỹ tài liệu, dự thảo Báo cáo thẩm tra; tập trung thảo luận về đề xuất bổ sung đối tượng thực hiện Chương trình và đề xuất bổ sung cơ chế phân bổ, giao vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình vào Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719, nhất là cho ý kiến về sự cần thiết (cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn) và tính hiệu quả của các đề xuất này.

Các đề xuất đã bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ Quốc hội giao tại Nghị quyết 100/2023/QH15 về việc điều chỉnh nội dung Chương trình MTQG.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị, các đại biểu cho ý kiến về hình thức điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG là đưa vào Nghị quyết chung của Kỳ họp Quốc hội hay nên ban hành Nghị quyết riêng của Quốc hội về vấn đề này. 


Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.