Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hội đồng Dân tộc tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 7

PV - 13:05, 09/10/2023

Sáng nay, 9/10, tại TP. Đà Nẵng, Hội đồng Dân tộc tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 7, thẩm tra, cho ý kiến với các dự án Luật chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu tới và một số nhiệm vụ trọng tâm được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công chủ trì. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm chủ trì Phiên họp.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu khai mạc Phiên họp
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu khai mạc Phiên họp

Tham dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thường trực và các thành viên Hội đồng Dân tộc...

Tại phiên họp lần này, các đại biểu sẽ cho ý kiến thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả 3 năm (giai đoạn 2021-2023) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023; tình hình kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi 9 tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

Đồng thời, cho ý kiến với dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực biên giới vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2021”; Báo cáo tình hình thực hiện, kết quả công tác 9 tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm ba tháng cuối năm 2023 và Chương trình công tác năm 2024 của Hội đồng Dân tộc.

Tại Phiên họp, Hội đồng Dân tộc cũng sẽ tham gia thẩm tra, cho ý kiến với các dự án Luật sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu tới, gồm: dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, góp ý kiến với những nội dung chính liên quan đến Báo cáo của Chính phủ về kết quả 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi; cũng như các dự án Luật.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Phiên họp
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Phiên họp

Qua giám sát tối cao của Quốc hội thời gian qua, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu rõ, đã cho thấy kết quả đạt được cũng như các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trên cơ sở Báo cáo của Chính phủ và dự thảo Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Hội đồng Dân tộc, các đại biểu cần tập trung thảo luận về các giải pháp, kiến nghị kịp thời tháo gỡ, giải quyết các vấn đề lớn đang đặt ra. Trong đó lưu ý các nhiệm vụ, giải pháp đưa ra cần rõ thời gian thực hiện; các kiến nghị cần phù hợp với thẩm quyền của cơ quan được kiến nghị.

“Với những nội dung vướng mắc, khó khăn về tổ chức triển khai thi hành các luật liên quan, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết được của Chính phủ, thì không kiến nghị lên Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; và nếu kiến nghị thì phải có đầy đủ cơ sở thực tiễn, pháp lý, đánh giá tác động các vấn đề liên quan”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc lưu ý.

Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) - dự luật hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Hội đồng Dân tộc đã ban hành kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu, phục vụ xây dựng báo cáo tham gia thẩm tra dự án Luật. Đến nay, đã có 5 văn bản tham gia thẩm tra gửi cơ quan chủ trì thẩm tra để nghiên cứu, tổng hợp và nhiều lần báo cáo lãnh đạo Quốc hội. Trong đó, nhiều nội dung đã được tiếp thu tại dự thảo Luật nhưng vẫn còn một số nội dung đến nay vẫn chưa được tiếp thu.

Các đại biểu tham gia phát biểu, đóng góp ý kiến tại phiên họp
Các đại biểu tham gia phát biểu, đóng góp ý kiến tại phiên họp

Vì vậy, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị, tại phiên họp này, các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, cho ý kiến thảo luận để Hội đồng Dân tộc tiếp tục tham gia thẩm tra đến khâu cuối cùng đối với dự án Luật này. Trong đó, tập trung vào các vấn đề lớn liên quan đến đồng bào dân tộc như: việc bố trí quỹ đất để thực hiện chính sách, quy định giao dịch đất lần đầu và giao đất theo chính sách hỗ trợ; quy định về chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở trong hạn mức và được miễn, giảm tiền sử dụng đất; việc thu hồi đất để tạo quỹ đất, chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cho cộng đồng…

Các đại biểu dự Phiên họp đã phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương, cơ sở.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nêu bật những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023. Trong đó, công tác chỉ đạo, điều hành đã bám sát thực tiễn, thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương khi thực hiện Chương trình.

Theo Bộ trưởng, về cơ bản những vướng mắc của các địa phương thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành đều được tháo gỡ, giải quyết; còn một số vấn đề thuộc thẩm quyền liên quan đến Quốc hội cũng như các luật, thì chưa thể thực hiện được ngay.

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.