Cụ thể, phần “vương miện” của tượng nữ thần được bỏ đi, thay vào đó là chiếc mũ bê-rê (mũ nồi) của người đàn ông người Mông.
An Sa Pa bị đình chỉ hoạt động, bởi đây là điểm check-in tự phát, nhiều hạng mục vẫn chưa hoàn thiện, chưa bảo đảm các điều kiện đón khách du lịch tham quan và chụp ảnh. Các mô hình mỹ thuật đã xây dựng trong khu check-in không bảo đảm quy định của pháp luật, cũng như tiêu chuẩn mỹ thuật.
Thật là khó hiểu khi vùng đất du lịch mang đậm bản sắc dân tộc lại xuất hiện một tượng xấu, “phiên bản lỗi” của một nền văn hóa khác! Nên chú ý khai thác thế mạnh của mình, chứ không nên cố gắng lạm dụng thế mạnh của người khác bằng mấy tác phẩm đạo nhái thế này.
Có thể thấy, từ câu chuyện bức tượng Nữ thần Tự do thiếu thẩm mỹ, đặt thêm một bài toán nữa cho địa phương này và các địa bàn du lịch khác trong vấn đề quản lý các điểm check-in.
Đây là mô hình hoàn toàn mới, đáp ứng xu hướng thích khám phá, chụp ảnh “tự sướng” (selfie) của du khách, chủ yếu phục vụ đăng tải lên mạng xã hội, nhưng hiện chưa có quy chuẩn cụ thể về điểm du lịch theo hình thức này.
Nếu cứ để tình trạng lộn xộn này diễn ra, chúng ta sẽ không thể nào giúp Sa Pa giữ được dấu ấn riêng. Đây không phải câu chuyện riêng của địa phương nào.