Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Du lịch từ… Smart city

Thanh Hải - 10:09, 19/04/2021

Tôi có nhiều chuyến công tác ngang qua TP. Đồng Hới (Quảng Bình), thật bất ngờ khi thấy những chuyến xe điện chở khách đi lại trong nội thành. Tại nhiều tuyến phố cũng đã bắt gặp những camera giám sát an ninh; hệ thống Wifi miễn phí cũng đã được lắp đặt… Còn mặt đường nội thành thì “sạch bong”. Hỏi ra mới hay, Quảng Bình đang quyết tâm xây dựng Đồng Hới trở thành thành phố thông minh (Smart city) để phát triển du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Xe điện phục vụ đưa đón khách du lịch tại Đồng Hới
Xe điện phục vụ đưa đón khách du lịch tại Đồng Hới

Tiềm năng thôi, chưa đủ

Quảng Bình được biết đến là “Vương quốc hang động”, với nhiều hang động đẹp nổi tiếng như Sơn Đoòng, Thiên Đường, Hang Va… nằm trong quần thể Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Đó là tiềm năng lớn để Quảng Bình phát triển du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Bổ trợ cho điều ấy, kết cấu hạ tầng giao thông, các cơ sở lưu trú đang ngày càng đồng bộ, thuận tiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch khi đến tham quan.

Tôi có đọc được ở đâu đó một câu, đại ý rằng: “Không ai ăn bằng truyền thống, sống bằng tiềm năng. Nhưng chính truyền thống và tiềm năng sẽ là nội lực quan trọng…”. Từ đấy, có thể hiểu, tiềm năng du lịch Quảng Bình là rất lớn, và tỉnh hoàn toàn có thể làm giàu bằng du lịch.

Thực tế thì sao? Hiệu quả từ du lịch, sự kích cầu từ du lịch nhìn chung vẫn còn khiêm tốn. Du lịch đã là ngành kinh tế, nhưng chưa xứng tầm là "đầu tàu". Rồi hạ tầng du lịch, tại một số nơi, vẫn còn một số khó khăn chưa đáp ứng đầy đủ. Còn việc quảng bá du lịch cùng với các hoạt động dịch vụ gắn với du lịch vẫn chưa được như mong muốn… Nhìn từ những địa phương “ăn nên làm ra” từ du lịch, thì thấy rằng, để thu hút khách, phát triển du lịch thì Quảng Bình cần phải có ngành dịch vụ bảo đảm tốt nhất phục vụ du khách.

Được biết, lãnh đạo thành phố Đồng Hới, vừa có chuyến công tác học tập kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh tại Thừa Thiên-Huế. Điều đó cho thấy, Quảng Bình đang rất quyết tâm có được một Smart City, đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến du lịch, nghỉ dưỡng. Trong bối cảnh hiện nay, Smart City là một tất yếu khách quan, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Thành phố thông minh là một thành phố sáng tạo sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động của dịch vụ đô thị, đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về kinh tế, xã hội, môi trường.

Đến thành phố Đồng Hới hôm nay, thật vui khi nhiều dự án đã và đang triển khai. Ấy là, lắp đặt hệ thống Camera an ninh trên Quốc lộ 1A và các tuyến đường chính của thành phố với hơn 610 “mắt”; đang triển khai thêm mô hình Camera quản lý trật tự đô thị, văn minh đô thị; hệ thống chiếu sáng công cộng được kết nối với mạng dữ liệu quản lý mức độ chiếu sáng đô thị; hệ thống truy cập Internet không dây công cộng đã được lắp đặt phục vụ miễn phí cho người dân và du khách tại một số điểm du lịch…

Bí thư Thành ủy Đồng Hới (Quảng Bình) Trần Phong cho rằng, đối với ngành Du lịch tỉnh Quảng Bình thì, việc xây dựng thành phố thông minh sẽ rất quan trọng, bởi nó có thể giúp việc nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng tại đây... Việc triển khai xây dựng thành phố thông minh nhận được rất nhiều sự đồng thuận của lãnh đạo tỉnh, sự hỗ trợ tích cực từ các đơn vị triển khai trên địa bàn và của người dân.

Một đô thị thông minh Đồng Hới đang dần hình thành
Một đô thị thông minh Đồng Hới đang dần hình thành

Ưu tiên những lĩnh vực trọng điểm

Nhìn từ những địa phương đã triển khai xây dựng thành phố thông minh như Bắc Ninh, Huế, TP. Hồ Chí Minh…, có thể thấy, đây chính là giải pháp hữu ích để nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp môi trường sống ngày càng tốt hơn, người dân được phục vụ tốt hơn và tạo điều kiện cho người dân tham gia quản lý đô thị và giám sát chính quyền.

Nhưng, có một lí do khác khiến Đồng Hới quyết tâm xây dựng Smart city. Nó xuất phát từ nhu cầu giải quyết các vấn đề trong quá trình đô thị hóa, như: Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, đòi hỏi ngày càng cao của người dân về chất lượng môi trường sống, các dịch vụ y tế, giáo dục, giải trí, cuộc sống an toàn…

Một thuận lợi trong lộ trình xây dựng Smart city ở Quảng Bình, là hiện trạng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin nơi đây đã được thiết lập theo hướng tổng thể, đồng bộ, thống nhất và đang tiếp tục hoàn thiện. Hệ thống máy chủ và bộ phận một cửa bảo đảm chức năng vận hành các hoạt động, như: Hệ thống phần mềm hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, hệ thống số hóa lưu trữ hồ sơ, dữ liệu qua các thời kỳ, điều khiển hệ thống mạng cục bộ (LAN), Internet, Wifi… Cùng với đó, thành phố cũng đã và đang hình thành từ một thế hệ công chức điện tử, cho tới việc kết nối với mạng lưới các tri thức trẻ để tập hợp trí tuệ xây dựng thành phố thông minh.

Chúng tôi được lãnh đạo thành phố Đồng Hới thông tin rằng: Thành phố bắt tay vào xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở vừa tiếp cận toàn diện, vừa đưa ra lộ trình với các bước đi theo thứ tự ưu tiên phù hợp, đặc trưng và thế mạnh. Sau khi xác định định hướng tổng thể, thành phố sẽ lựa chọn 6 lĩnh vực có nền tảng để ưu tiên thực hiện gồm: Chính quyền điện tử, giáo dục-đào tạo, y tế và các dịch vụ an sinh, an ninh trật tự, quản lý đô thị, du lịch.

Tiền đề, điều kiện để thành phố Đồng Hới triển khai Smart City là rất khả thi. Vấn đề là việc hiện thực hóa điều này, đòi hỏi sự tham gia đầu tư từ nhiều thành phần. Quảng Bình hiện tại vẫn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Sự tham gia của xã hội là vô cùng quan trọng, do đó cần có cơ chế chính sách hợp lý, để khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư từ khâu học tập nâng cao trình độ, đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất đến cấu trúc vận hành…

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.