Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tạm dừng tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I, năm 2021

T.Hợp - 13:40, 08/05/2021

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản số 1442/BVHTTDL về việc tạm dừng thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2021.

Cây nêu trong một lễ hội của dân tộc Bahnar (huyện Kbang, Gia Lai). Ảnh minh họa
Cây nêu trong một lễ hội của dân tộc Bahnar (huyện Kbang, Gia Lai). Ảnh minh họa

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Để thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở báo cáo tạm hoãn tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I, năm 2021 tại Công văn số 569/SVHTTDLQLVH ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo tạm dừng thời gian tổ chức Ngày hội nói trên. Thời gian cụ thể để tổ chức Ngày hội sẽ thông báo sau.

Trước đó, theo kế hoạch, từ ngày 28-30/5/2021, Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I-2021 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum, các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Bình Phước dự kiến tổ chức tại tỉnh Kon Tum với chủ đề “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước”.

Dự kiến có trên 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc đến từ 7 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Quảng Nam và Bình Phước tham gia các hoạt động như: Trình diễn, giới thiệu văn hóa ẩm thực đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc của mỗi địa phương; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc, diễn tấu cồng chiêng; trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc; các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, bắn ná, leo cột mỡ, nhảy bao bố; triển lãm đặc trưng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, Bình Phước, Quảng Nam qua hình ảnh, hiện vật, trang phục, nhạc cụ dân tộc, chữ viết, sách cổ, các sản phẩm văn hóa dân tộc tiêu biểu; tổ chức đoàn Famtrip (các doanh nghiệp lữ hành trong nước) khảo sát du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại tỉnh Kon Tum…

Thông qua Ngày hội tôn nhằm vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Nguyên trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước. Qua đó tuyên truyền quảng bá với các doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Tây Nguyên, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo động lực đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh quá trình xây dựng các khu du lịch trọng điểm của các tỉnh./.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.