Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thái Nguyên: Phấn đấu nâng mức thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần

T.Minh - 16:45, 11/08/2021

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 46 dân tộc cùng chung sống. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) hiện chiếm 29,87% dân số toàn tỉnh. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Thái Nguyên có 110 xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi, gồm 83 xã khu vực I, 12 xã khu vực II và 15 xã khu vực III.

Nghề trồng và sản xuất chè mang lại thu nhập cao cho các hộ gia đình xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Nghề trồng và sản xuất chè mang lại thu nhập cao cho các hộ gia đình xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Từ tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho vùng DTTS, giai đoạn 2016 - 2020, Thái Nguyên có 34/48 xã đã ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Có 1 huyện (Võ Nhai) đã ra khỏi diện hưởng chính sách như huyện nghèo - huyện 30a. Có 19/63 xã, 75/94 xóm thực hiện và hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; 65/100 xã (bằng 65%) vùng DTTS và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới, cao gấp 3 lần bình quân chung của vùng DTTS và miền núi toàn quốc.

Để phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh vùng DTTS và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo đó, tỉnh tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho vùng DTTS và miền núi. Phấn đấu đến hết năm 2025, mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; 94% số xã vùng DTTS và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. 100% xóm có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa. Duy trì tỷ lệ ít nhất 8% học sinh DTTS được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 62% số hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc; phấn đấu 50% xóm có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. Bình quân hằng năm kết nạp đảng viên tại các xã vùng DTTS và miền núi đạt tỷ lệ từ 2,5% trở lên so với đầu nhiệm kỳ./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.