Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thái Nguyên: Phát triển mô hình tự quản trong Nhân dân

Hiếu Anh - 10:45, 07/01/2021

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên cùng người dân tích cực xây dựng các mô hình tự quản trên một số lĩnh vực kinh tế-đời sống. Các mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội.

Nhờ tích cực bảo vệ, rừng của Thái Nguyên có độ che phủ cao (Ảnh Internet)
Nhờ tích cực bảo vệ, rừng của Thái Nguyên có độ che phủ cao (Ảnh Internet)

Mạnh dạn giao cho dân

Theo báo cáo của UBND huyện Võ Nhai, từ 2016 đến nay, chính quyền đã mạnh dạn giao hơn 4.200ha rừng núi đá cho 127 tổ tự quản bảo vệ, quản lý trong thời gian 50 năm. Các tổ tự quản này thuộc 6 hợp tác xã (HTX) cộng đồng các dân tộc Võ Nhai, với 2.465 hộ ở các xã Bình Long, Dân Tiến, Phú Thượng, Tràng Xá và Phương Giao. Mỗi tổ tự quản được giao từ 10 - 30ha rừng, việc quản lý, bảo vệ thực hiện theo hương ước và quy ước chung do Hiệp hội HTX cộng đồng các dân tộc của huyện triển khai.

Hiện nay, tại những khu rừng được giao, các tổ tự quản đã cắm biển cấm các hành vi hủy hoại rừng. Những trường hợp vi phạm, sẽ bị tổ tự quản xử lý theo hương ước, hoặc báo lên cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý (đối với các vụ vi phạm lớn). Việc các tổ tự quản được thành lập, đi vào hoạt động góp phần quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn bàn tốt hơn.

Không chỉ làm tốt công tác bảo vệ rừng, nhiều mô hình tự quản khi giao cho người dân thực hiện đã phát huy hiệu quả tích cực. Tiêu biểu như mô hình giao bảo vệ môi trường cho các tổ tự quản ở huyện Phú Lương. Đến nay, 252/252 khu dân cư trên địa bàn huyện Phú Lương có tổ tự quản bảo vệ môi trường. 

Ngoài ra huyện cũng đã xây dựng 5 mô hình “Cộng đồng tôn giáo và dân cư tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Huyện còn phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh hỗ trợ công cụ bảo hộ lao động cho một số xóm, với 13 xe thu gom rác thải, 22 thùng đựng rác, 29 bộ quần áo bảo hộ lao động.

Từ việc giao cho người dân bảo vệ môi trường, vấn đề thu gom rác thải, phát quang đường làng ngõ xóm…được thực hiện một cách tốt hơn. Qua đó, giúp cho môi trường được đảm bảo. Nhờ vậy, 10/13 xã của huyện Phú Lương đã đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng Chương trình NTM.

Xu hướng tự quản...

Ông Phạm Thái Hanh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên cho biết: Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 3.008 xóm, tổ dân phố (trong đó có 2.249 xóm và 759 tổ dân phố). Mỗi xóm, tổ dân phố đều có Ban công tác Mặt trận và cơ bản có đủ các chi hội, đoàn thể phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, nông dân, khuyến học, người cao tuổi, chữ thập đỏ.

Thời gian qua, MTTQ tỉnh tích cực triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Theo đó, nhiều mô hình tự quản ở cộng đồng được thành lập. Các mô hình cơ bản đều xuất phát từ thực tiễn cơ sở, hình thành do nhân dân đề xuất, triển khai; qua đó góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được một số mô hình hoạt động hiệu quả trên các lĩnh vực: Giúp nhau phát triển kinh tế, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh hoặc các mô hình, câu lạc bộ hoạt động theo sở thích…

Chia sẻ về vấn đề tự quản địa phương, Tiến sĩ Trần Thái Dương, Giảng viên Đại học Luật Hà Nội cho biết, xu hướng của thế giới và Việt Nam sẽ tăng cường chức năng tự quản. Nghĩa là người dân tại các địa phương xuất phát từ nhu cầu và tình hình kinh tế, xã hội riêng sẽ tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm các hoạt động của mình trong khuôn khổ của pháp luật. Điều quan trọng là, Nhà nước cần giám sát và tạo điều kiện để các hoạt động này phát huy trong thực tiễn.

Tiến sĩ Trần Thái Dương lưu ý, mặc dù xu hướng chung là phát triển các mô hình tự quản nhưng chúng ta không thể nhận rộng một cách máy móc mà mỗi địa phương, từ nhu cầu thực tiễn của mình cần xây dựng được mô hình tự quản phù hợp.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.