Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tết đầm ấm trong ngôi nhà tình thương

Hoàng Quý - 09:32, 15/01/2020

Mặc dù không được quây quần bên gia đình trong những ngày Tết nhưng những đứa trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) tỉnh Điện Biên vẫn ấm lòng trong sự quan tâm, chăm sóc của cán bộ Trung tâm và các tổ chức xã hội.

Ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Điện Biên, các em nhỏ được học hành, giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội
Ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Điện Biên, các em nhỏ được học hành, giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội

Những ngày cuối năm, chúng tôi về thăm Trung tâm BTXH tỉnh Điện Biên. Trong khuôn viên của Trung tâm, tiếng cười nói vui vẻ, vô tư của những đứa trẻ xóa tan bầu không khí tĩnh lặng. Ở đây, Tết đến sớm hơn khi khuôn viên của Trung tâm đã được quét dọn sạch sẽ, những cây đào, quất đã được trang trí ở các phòng.

Đến ngày cận Tết, có cháu được gia đình, người thân đón về sum vầy, nhưng phần lớn các em nhỏ đều đón giao thừa tại Trung tâm. Ngoài ra còn có nhiều em đã từng là thành viên của Trung tâm nay đã trưởng thành và có cuộc sống tự lập nhưng những ngày này các em vẫn trở về đây để đón Tết như quay về quây quần dưới “mái nhà” của mình.

Cũng như bao đứa trẻ đã từng lớn lên ở Trung tâm, hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội nhưng năm nào cũng vậy, em Vì Thị Thúy An (dân tộc Thái) đều về ăn Tết với các “mẹ”, các em của mình. An chia sẻ: “Do sống ở xa nên hằng năm chỉ có dịp Tết em mới có thể về thăm mọi người được. Nhìn bố mẹ, các em khỏe mạnh em rất vui”.

Đối với An, những cô chú làm việc tại Trung tâm đều là bố mẹ, các bạn có cùng hoàn cảnh đều là anh chị em trong gia đình.

Cầm trên tay túi quà của chị An, em Sình Thị Cíu (dân tộc Mông) vui mừng nói: “Năm nào chị An về chúng em đều có quà. Ngoài ra, được các cô, các chú đến thăm và tặng quà Tết, em và các bạn ở đây ai cũng vui mừng và hạnh phúc lắm”.

Bác sĩ của Trung tâm luôn sát sao, tận tâm chăm sóc cho các con mỗi khi đau ốm
Bác sĩ của Trung tâm luôn sát sao, tận tâm chăm sóc cho các con mỗi khi đau ốm

Niềm vui của Cíu cũng là niềm vui chung của tất cả những đứa trẻ được nuôi dưỡng tại Trung tâm. Mỗi đứa trẻ đến đây đều có một số phận khác nhau, nhưng có một điểm chung là ai cũng thiếu tình yêu thương của cha mẹ, thiếu sự chăm sóc của gia đình, người thân. Do đó, khi nhận được những phần quà từ các nhà hảo tâm giúp các em nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống, để có một tương lai rộng mở hơn.

Tết Nguyên đán với những đứa trẻ bình thường đã là một ngày hội đầy háo hức, còn với những đứa trẻ ở Trung tâm BTXH tỉnh Điện Biên, niềm mong mỏi còn lớn hơn gấp bội. Thấu hiểu được điều đó, các cô chú làm việc ở Trung tâm luôn dành sự quan tâm đặc biệt trong các dịp lễ, Tết cho các em, đặc biệt là Tết Nguyên đán…

Chia sẻ về công tác chuẩn bị Tết cho các cháu tại Trung tâm, cô Vũ Thị Huệ, Giám đốc Trung tâm BTXH tỉnh Điện Biên cho biết, ngay từ đầu tháng 12, cán bộ tại Trung tâm đã lên kế hoạch chuẩn bị Tết. Ngoài huy động nguồn xã hội hóa từ các đơn vị đoàn thanh niên, các doanh nghiệp địa phương, Trung tâm đã mua sắm quần áo, giày dép, thực phẩm để cho các con có một cái Tết đầy đủ nhất. Trong dịp Tết, Trung tâm sẽ tổ chức cho các con đón giao thừa, chơi các trò chơi dân gian, tham gia thi đấu thể thao, văn nghệ…

Nhìn những ánh mắt, nụ cười hồn nhiên của các con, cô Huệ tâm sự: “Trung tâm đang cưu mang, nuôi dưỡng 78 em nhỏ mồ côi. Hầu hết các em đều là người DTTS, không nơi nương tựa. Rồi các con sẽ lớn, nhưng dù đi đâu, tôi luôn mong các con hãy yêu thương nhau, nhớ về những ngày Tết bên đại gia đình Trung tâm”.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.