Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tây Nguyên vùng đất huyền thoại

Ảnh: Thái Bana - Nguyễn Sơn Tùng (Lời dẫn: Sông Lam) - 16:00, 02/05/2021

Vùng đất Tây Nguyên với các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, nghệ thuật cồng chiêng, hệ thống lễ hội và các di sản văn hóa vật thể vô cùng đặc sắc, phong phú.

Vòng xoang đêm hội của người Ba Na
Vòng xoang đêm hội của người Ba Na (Ảnh Thái Bana)

Đặc biệt, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo về kỹ thuật diễn tấu mà cồng chiêng còn là biểu tượng cho sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng như: Giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá thị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử.

Tây Nguyên vùng đất huyền thoại 1

Đến với Tây Nguyên vào “mùa con ong đi lấy mật/mùa con voi xuống sông hút nước…”, lữ khách được "ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà" với già làng; được hoà mình vào âm thanh cồng chiêng, nhún nhảy cùng bước chân những thiếu nữ uyển chuyển trong vòng xoang theo nhịp cồng chiêng; được chiêm ngưỡng những giàn cúng (cột gơng) với những tua đan bằng tre nứa, sặc sỡ sắc màu, vút lên giữa trời cao nguyên lộng gió; được chiêm ngưỡng những bộ trang phục và đồ trang sức đẹp nhất, quý nhất và say trong men rượu cần ấm nồng để thẩm thấu được cái chất, cái hồn văn hóa tuyệt vời ẩn chứa trong lòng Tây Nguyên.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên là bảo tồn, lưu giữ và phát triển những nét tinh hoa trong văn hóa giao tiếp, ứng xử và tổng hòa các mối quan hệ… của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.

Dưới đây là những nét chấm phá về văn hóa của vùng đất, con người Tây Nguyên huyền thoại qua góc máy của nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn Tùng và Thái Bana. 

"Tháng ba mùa con voi xuống sông hút nước"- Ảnh Nguyễn Sơn Tùng
"Tháng ba mùa con voi xuống sông hút nước"- Ảnh Nguyễn Sơn Tùng
Múa xoang của dân tộc Giẻ Triêng
Múa xoang của dân tộc Giẻ Triêng - Ảnh Thái Bana
Tây Nguyên vùng đất huyền thoại 2
Gìn giữ văn hóa truyền thống- Ảnh Thái Bana
Già làng Y Ba bên bộ chiêng xưa (Ảnh chụp tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)
Già làng Y Ba và cháu gái bên bộ chiêng xưa (Ảnh chụp tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)
Thổi hồn vào tượng gỗ
Thổi hồn vào tượng gỗ- Ảnh Thái Bana
Không gian quen thuộc ở Tây Nguyên
Không gian quen thuộc ở Tây Nguyên- Ảnh Nguyễn Sơn Tùng

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.