Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tái hiện nghi thức “Buôn làng vào hội” của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên

PV - 17:35, 29/03/2021

Trong khuôn khổ các hoạt động giới thiệu văn hóa Tây Nguyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Hà Nội), nghi lễ “Buôn làng vào hội” của đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã được tái hiện hết sức sinh động, giàu bản sắc văn hóa.

Dân làng chuẩn bị lễ vật để thực hiện lễ cúng cầu an. Ảnh: Diễm Quỳnh
Dân làng chuẩn bị lễ vật để thực hiện lễ cúng cầu an. Ảnh: Diễm Quỳnh

Nghi lễ “Buôn làng vào hội” thường được tổ chức vào giữa tháng 3 âm lịch hàng năm, với mong muốn buôn làng có một năm mới được mùa, bình an và may mắn.

Nghi lễ bao gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội.

Lễ vật để cúng bao gồm: cây nêu, gà luộc, thủ heo, tiết, gạo trắng, rượu trắng,... Phần tiết được thầy cúng phết lên các bình rượu và đặt trong tàu lá chuối rải sẵn gạo bên trên. Người thực hiện nghi lễ này thường là già làng - một người có uy tín trong buôn.

Người thực hiện nghi lễ quan trọng thường là một già làng có uy tín. Ảnh : Diễm Quỳnh
Người thực hiện nghi lễ quan trọng thường là một già làng có uy tín. Ảnh : Diễm Quỳnh

Sau khi đã làm lễ cúng tại cổng bon làng, bà con tiếp tục làm lễ cúng phía bên trong, nơi đã được chuẩn bị sẵn các lễ vật để cúng các vị thần.

Một nghi thức trong lễ cúng. Ảnh: Diễm Quỳnh
Một nghi thức trong lễ cúng. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thầy cúng thực hiện nghi lễ. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thầy cúng thực hiện nghi lễ. Ảnh: Diễm Quỳnh
Sau phần nghi thức cúng, phụ nữ trong làng sẽ được uống rượu và ăn phần nội tạng của các con thú săn được. Ảnh: Diễm Quỳnh
Sau phần nghi thức cúng, phụ nữ trong làng sẽ được uống rượu và ăn phần nội tạng của các con thú săn được. Ảnh: Diễm Quỳnh
Các du khách tham quan thưởng thức các món ăn. Ảnh: Diễm Quỳnh
Các du khách tham quan thưởng thức các món ăn. Ảnh: Diễm Quỳnh
Du khách thưởng thức món ăn của đồng bào trong lễ hội. Ảnh: Diễm Quỳnh
Du khách thưởng thức món ăn của đồng bào trong lễ hội. Ảnh: Diễm Quỳnh
Sau khi nghi lễ kết thúc, bà con sẽ cùng ca múa mừng ngày hội. Ảnh: Diễm Quỳnh
Sau khi nghi lễ kết thúc, bà con sẽ cùng ca múa mừng ngày hội. Ảnh: Diễm Quỳnh

Phần lễ kết thúc, bà con trong buôn sẽ ăn uống, múa hát mừng lễ hội, đem theo tiếng cồng chiêng tới từng nhà và chia nhau món ăn được gia chủ chuẩn bị từ trước.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...