Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tây Nguyên: Tập trung cao độ ứng phó dịch kép

Hà Văn Đạo - 09:51, 03/08/2020

Dịch bạch hầu ở Tây Nguyên mặc dù đã được khoanh vùng, nhiều ổ dịch cơ bản được dập, tuy nhiên, nguy cơ bùng phát vẫn hiện hữu. Cùng với đó là các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 vẫn được triển khai, nhất là từ khi xuất hiện ca nhiễm mới tại Đà Nẵng, sau đó là ca nhiễm tại tỉnh Đăk Lăk lây nhiễm từ cộng đồng.

Công tác phòng, chống dịch kép ở Tây Nguyên đang được quan tâm, chú trọng đặc biệt
Công tác phòng, chống dịch kép ở Tây Nguyên đang được quan tâm, chú trọng đặc biệt

Vừa dập dịch bạch hầu vừa đề phòng Covid-19

Lãnh đạo ngành Y tế các tỉnh Tây Nguyên cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn vùng Tây Nguyên đã có 1 trường hợp nhiễm Covid-19 tại địa bàn xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk). Trong suốt thời gian qua, công tác tuyên truyền, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch kép (dịch bạch hầu và Covid-19) được thực hiện quyết liệt từ thành thị đến nông thôn. 

Tính đến ngày 24/7, toàn tỉnh Đăk Nông có tổng 36 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại 10 ổ dịch ở 4 huyện gồm Krông Nô 11 ca, Đăk Glong 17 ca, Đăk R’lấp 3 ca và Tuy Đức 5 ca. Có 4.123 đối tượng tiếp xúc gần, có nguy cơ cao được điều trị kháng sinh dự phòng đủ liệu trình 7 ngày; 18.945 người thuộc nhóm đối tượng từ 49 tháng tuổi trở lên tại các ổ dịch và vùng có nguy cơ cao được tiêm văc xin dự phòng bạch hầu. Các ổ dịch được kiểm soát tốt. Đến sáng ngày 26/7, Sở Y tế tỉnh Đăk Nông đã có Công văn hỏa tốc số 1563/SYT-NVYD về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 triển khai đến toàn tỉnh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Nông hướng dẫn và phối hợp với các đơn vị liên quan truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc gần với người bệnh, người qua lại ổ dịch tại Đà Nẵng. Các bệnh viện sẵn sàng khu cách ly và thuốc men điều trị. 

Tại Kon Tum, bảo đảm công tác tiêm chủng bạch hầu ít nhất 2 lần/tháng trên địa bàn 21/21 đơn vị xã, phường của TP. Kon Tum; duy trì tỷ lệ tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi đạt 97% quy mô cấp xã; tiêm văc xin 5 trong 1 cho trẻ từ 2-12 tháng tuổi; tiêm văc xin DPT4 cho trẻ từ 18 - 48 tháng tuổi tại các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, ngày 26/7, bà Trần Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum ký ban hành Công văn số 2666/CV-BCĐ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Tỉnh Kon Tum yêu cầu không được lơ là, chủ quan để dịch bệnh xuất hiện và lây lan trong cộng đồng. Khuyến cáo cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân không nên di chuyển đến những địa phương đang có ca bệnh trong cộng đồng.

Không được lơ là, chủ quan

Các tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng cũng đã ban hành nhiều chỉ đạo quyết liệt thực hiện hai nhiệm vụ song song, vừa dập bạch hầu vừa phòng, chống Covid-19. 

Các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên tập trung vận động Nhân dân phối hợp với Công an kiểm tra, rà soát lập danh sách thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép lưu trú, cư trú tại địa phương và đi từ nơi có dịch bệnh trong cộng đồng về địa phương để có biện pháp xử lý.

Hằng ngày, các nhân viên y tế phối hợp chặt chẽ với Người có uy tín trong các khu dân cư vận động người dân thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương và địa phương. Nhiều địa phương vùng sâu ở Tây Nguyên cần phải nhanh chóng phổ biến trực tiếp, liên tục các biện pháp phòng, chống Covid-19 đến từng buôn, từng nhà. Sau đó cắt cử cán bộ đến túc trực, giám sát. Cách làm này sẽ giúp người dân vùng sâu, vùng xa thay đổi hẳn nhận thức.  

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.