Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tây Nguyên: Người dân đồng lòng trong phòng, chống dịch bạch hầu

Lê Hường - 15:20, 28/07/2020

Dịch bệnh bạch hầu vẫn đang diễn biến phức tạp tại 4 tỉnh Tây Nguyên, số ca mắc tăng từng ngày. Để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, ngoài sự nỗ lực của chính quyền địa phương, ngành Y tế thì người dân cũng cần nâng cao nhận thức, đồng lòng trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Khám, tiêm phòng cho người dân ở địa phương có dịch
Khám, tiêm phòng cho người dân ở địa phương có dịch

Buôn Diêo, xã Bông Krang, huyện Lăk là địa phương đầu tiên của tỉnh Đăk Lăk ghi nhận ca bệnh dương tính với vi khuẩn bạch hầu (ngày 7/7/2020). Ngay sau khi nhận được thông báo, người dân trong buôn tuân thủ nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh của cán bộ y tế. Nhờ đó, đến nay ổ dịch này chưa xuất hiện thêm ca bệnh mới nào. 

Bà H’ Đối Buốc, Bí thư Chi bộ buôn Diêo cho biết: Buôn có hơn 160 hộ dân với trên 700 khẩu. Sau khi nhận được thông báo của chính quyền địa phương và hướng dẫn của cán bộ y tế, bà con đã chủ động cách ly tại nhà, hạn chế đi lại, hợp tác khai báo dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, người có biểu hiện nghi vấn tự giác khai báo để kịp thời xử lý y tế tại chỗ.

Cũng như buôn Diêo, các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh, tích cực tham gia tiêm chủng mở rộng. Như xã Cư Pui (huyện Krông Bông), hiện có 4 bệnh nhân dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Ngoài thực hiện các biện pháp khoanh vùng dập dịch, xã thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh xã, cán bộ thôn mang loa di động đến từng ngóc ngách của buôn làng để tuyên truyền phòng, chống dịch. 

Ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Cư Pui chia sẻ: “Song song với việc tuyên truyền phòng, chống dịch, xã cũng huy động toàn hệ thống chính trị, phát huy hiệu quả các hội, đoàn thể tuyên truyền người dân đi tiêm văc xin. Đến ngày 24/7 đã tiêm cho hơn 2.300 người/12.000 người”.

Tại xã Quảng Hòa (huyện Đăk Glong), là địa phương có số bệnh nhân nhiễm vi khuẩn bạch hầu đông nhất tỉnh Đăk Nông, với 13 ca. Ông Nguyễn Tôn Đông Khoa, Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa cho biết: “Từ khi dịch bệnh xảy ra, chúng tôi vận động người dân tiêm chủng và được bà con hưởng ứng nhiệt tình. Người dân cũng có ý thức hơn trong việc vệ sinh cá nhân, nơi ở, chuồng trại… Nhờ vậy, gần nửa tháng nay, địa phương không có ca bệnh bạch hầu mới”. 

 Đến thời điểm này, Đăk Nông là địa phương ghi nhận số ca mắc bệnh bạch hầu đông nhất khu vực Tây Nguyên, với 33 ca. Theo ông Đặng Thành, Giám đốc CDC Đăk Nông, Sở Y tế Đăk Nông phản ứng nhanh, tiến hành khoanh vùng dịch, khử trùng, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm; cắt cử trên 50 cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện cùng trang thiết bị, phương tiện, thuốc, vật tư, hóa chất, trực 24/24h tại các ổ dịch; khử trùng, khử khuẩn các hộ gia đình có liên quan tới ca bệnh.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.