Theo dự thảo, Đề án được xây dựng với các nhiệm vụ, dự án trọng tâm sau:
Nhiệm vụ/Dự án 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, sinh viên về hợp tác đào tạo nhằm tạo điều kiện cho sinh viên vùng đồng bào DTTS và miền núi thực hành và tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Nhiệm vụ/Dự án 2: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhằm tạo điều kiện cho sinh viên vùng đồng bào DTTS và miền núi thực hành và tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Nhiệm vụ/Dự án 3: Hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng về các hoạt động liên kết đào tạo với doanh nghiệp gắn với thực hành và tìm kiếm việc làm cho sinh viên vùng đồng bào DTTS và miền núi
Nhiệm vụ/Dự án 4: Chính sách cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước được hưởng cơ chế mở trường đào tạo ưu tiên tuyển sinh đối tượng sinh viên vùng đồng bào DTTS và miền núi
Nhiệm vụ /Dự án 5: Chính sách liên kết giữa cơ sở đào tạo trong nước với cơ sở đào tạo ngoài nước hỗ trợ sinh viên DTTS và miền núi học nghề kép và xuất khẩu lao động
Nhiệm vụ /Dự án 6: Xây dựng hệ thống liên kết: Cơ sở đào tạo - doanh nghiệp - địa phương trong giới thiệu việc làm cho sinh viên DTTS và miền núi
Tại cuộc họp, các đại biểu đã phát biểu, thảo luận nhiều vấn đề xoay quanh các nội dung: Tên gọi của Đề án; phân kì, niên độ của Đề án; khung nội dung, ý tưởng của đề án; vấn đề nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong Đề án…
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đánh giá cao những ý kiến góp ý của các đại biểu; đồng thời cho rằng ý kiến của các đại biểu cơ bản đã đề cập đến toàn bộ nội dung liên quan của Đề án. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm mong muốn các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, đóng góp ý kiến để Ban Soạn thảo hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm đề nghị Học viện Dân tộc - cơ quan Thường trực Ban Soạn thảo tiếp thu toàn bộ các ý kiến, đóng góp để bổ sung, hoàn thiện dự thảo Đề án. Theo đó, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm lưu ý cần tham khảo các đề án liên quan để đưa ra cấu trúc phù hợp; tiếp tục nghiên cứu, xác định phạm vi, đối tượng, lộ trình thực hiện để đề xuất xác định tên gọi của Đề án; bổ sung cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý; căn cứ các chính sách pháp luật hiện hành để xây dựng Đề án phù hợp với thực tiễn…