Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản

PV - 21:43, 15/06/2023

Ngày 15/6, Đoàn đại diện Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công thương), 5 doanh nghiệp Nhật Bản về tỉnh Hải Dương nghiên cứu thị trường vải thiều nhằm tăng cường việc xuất khẩu quả vải sang Nhật Bản.

Nữ doanh nhân Nhật Bản với Giám đốc Sở Công thương Hải Dương tại vườn vải xuất khẩu ở huyện Thanh Hà
Nữ doanh nhân Nhật Bản với Giám đốc Sở Công thương Hải Dương tại vườn vải xuất khẩu ở huyện Thanh Hà

Các doanh nghiệp Nhật Bản đã đến huyện Thanh Hà, thăm và khảo sát vùng trồng vải thiều xuất sang Nhật Bản; tham quan cơ sở chế biến, xuất khẩu vải tươi tại Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam ở xã Thanh Xá.

Sau khi khảo sát vùng vải thiều và một số cơ sở chế biến, xuất khẩu nông sản tại huyện Thanh Hà, các doanh nhân Nhật Bản có buổi làm việc với UBND tỉnh Hải Dương.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Trần Văn Quân khẳng định: Tỉnh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu vải thiều sang các thị trường cao cấp, trong đó đặc biệt quan tâm tới các doanh nghiệp Nhật Bản và thị trường Nhật Bản. Mong muốn các doanh nghiệp nước bạn phối hợp chặt chẽ với các công ty trong nước quảng bá, tiêu thụ vải thiều Hải Dương sang thị trường Nhật Bản.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương làm việc với Đoàn doanh nhân Nhật Bản
Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương làm việc với Đoàn doanh nhân Nhật Bản

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam về công nghệ chế biến, bảo quản để khi quả vải sang Nhật Bản bảo đảm chất lượng. Tỉnh Hải Dương sẽ có cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản trong chế biến nông sản.

Đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá rất cao về chất lượng quả vải thiều Thanh Hà. Các doanh nghiệp mong muốn sắp tới có thể áp dụng kỹ thuật lên men quả vải để chế biến vải thiều tươi thành nhiều sản phẩm khác như nước ép, rượu, hoặc sử dụng sản xuất một số loại mỹ phẩm.

Với mục đích chế biến sản phẩm sạch từ thiên nhiên và giữ gìn, bảo vệ những cây ăn quả lâu năm, các doanh nghiệp Nhật Bản hy vọng sẽ có nhiều cơ hội phối hợp với tỉnh Hải Dương chế biến ra nhiều sản phẩm đồ ăn, nước uống cao cấp từ quả vải.

Đại diện Sở Công Thương Hải Dương cho biết, sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá vải thiều; phối hợp mở rộng sản phẩm được chế biến từ quả vải, không chỉ xuất khẩu vải tươi. Tin tưởng sau buổi làm việc này, mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hải Dương và các doanh nghiệp có liên quan tới các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ phát triển hơn nữa.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.