Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bắc Giang: Có thêm 12 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu

PV - 04:04, 22/05/2023

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang) thông tin Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa cấp thêm 12 mã số vùng trồng vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường Australia và Thái Lan.

Vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu tại xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên) - Ảnh: Báo Bắc Giang
Vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu tại xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên) - Ảnh: Báo Bắc Giang

Theo đó, 9 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu sang thị trường Australia với tổng diện tích hơn 117,5 ha cho nhóm hộ tại các xã: Phì Điền, Kiên Lao, Quý Sơn (huyện Lục Ngạn); Đồng Hưu, Đồng Vương, Canh Nậu (huyện Yên Thế) và Phúc Hòa (huyện Tân Yên). Đây là những nhóm hộ đầu tiên được cấp mã số xuất khẩu vải thiều sang thị trường Australia.

3 mã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan có tổng diện tích 42 ha được cấp cho tổ sản xuất vải thiều tại các thôn: Thị, Giữa và Tân Long (xã Tân Trung, huyện Tân Yên).

Như vậy, sau khi 12 mã số vùng trồng được cấp mới nói trên, hiện toàn tỉnh có 19 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu sang thị trường Thái Lan và 9 mã xuất khẩu sang thị trường Australia. Cùng với những mã số này, trên địa bàn tỉnh hiện có 110 mã số xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc với diện tích hơn 16.000 ha; 37 mã xuất khẩu sang Nhật Bản (hơn 297,4 ha) và 15 mã xuất khẩu sang Mỹ (hơn 184,2 ha).

Ngoài 12 mã số vừa được cấp mới, Cục Bảo vệ thực vật cũng chuyển thông tin 11 mã số vùng trồng vải thiều cho cơ quan chuyên môn của Mỹ và Trung Quốc để phía bạn xem xét, đánh giá việc cấp mới.

Hiện đã có các doanh nghiệp và thương nhân Trung Quốc xúc tiến thỏa thuận tiêu thụ vải thiều với tỉnh Bắc Giang.

Mới đây, Sở Công Thương và Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam ký biên bản thỏa thuận hợp tác về việc kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang. Theo đó, năm 2023, Tập đoàn Central Retail tiêu thụ khoảng 300 tấn vải thiều cùng 2.000 tấn nông sản, thực phẩm khác của Bắc Giang.

Bên cạnh đó, hơn 200 thương nhân Trung Quốc đã đăng ký nhập cảnh vào Việt Nam để đến Bắc Giang tham gia giám sát vùng nguyên liệu và ký kết các hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều.

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam ký biên bản thỏa thuận tiêu thụ vải thiều - Ảnh: Báo Bắc Giang
Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam ký biên bản thỏa thuận tiêu thụ vải thiều - Ảnh: Báo Bắc Giang

Dự kiến xuất khẩu 55% sản lượng vải thiều

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, năm 2023, tổng diện tích vải thiều của tỉnh là 29.700 ha (tăng 1.400 ha so với năm 2022); sản lượng ước đạt hơn 180.000 tấn, trong đó vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 113.800 tấn, vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP khoảng 1.000 tấn...

Dự kiến vải thiều sớm thu hoạch từ ngày 25/5 đến 15/6, vải chính vụ từ ngày 10/6 đến 30/7. Sản lượng vải thiều tiêu thụ nội địa khoảng 81.000 tấn (chiếm 45%), còn lại dành cho xuất khẩu.

Sau 2 đợt phê duyệt hồ sơ, danh sách các thương nhân Trung Quốc nói trên đã được Công an tỉnh Bắc Giang gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) làm thủ tục cấp phép nhập cảnh.

Dự kiến cuối tháng 5, các thương nhân Trung Quốc sẽ tới Bắc Giang để xúc tiến việc tiêu thụ vải thiều chín sớm.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.