Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng DTTS

LÊ HẠNH - 15:07, 14/10/2019

Với mục tiêu đảm bảo cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học người DTTS có đủ kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục, tạo tiền đề để các em học tập, tiếp thu kiến thức ở các cấp học tiếp theo, từ năm 2017, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.

Một tiết học chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS tại Trường Tiểu học và THCS Mường Bằng (Mai Sơn).
Một tiết học chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS tại Trường Tiểu học và THCS Mường Bằng (Mai Sơn).

Theo kế hoạch, toàn tỉnh Sơn La phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 35% trẻ em DTTS trong độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ em DTTS độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp và được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi; 100% trẻ DTTS trong các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục được tăng cường tiếng Việt.

Để đạt được mục tiêu đề ra, bắt đầu từ tháng 12/2018 đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học về nội dung, kỹ năng, phương pháp tăng cường tiếng Việt phù hợp với trẻ em vùng DTTS. Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong tỉnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tiếng dân tộc cho đội ngũ giáo viên tại vùng có DTTS của tỉnh; bồi dưỡng tiếng Việt cho phụ huynh trẻ em là người DTTS; vận động các gia đình người DTTS tạo điều kiện cho trẻ em đến trường để có nhiều cơ hội giao lưu bằng tiếng Việt tích cực, hiệu quả. 

Trao đổi với cô giáo Hoàng Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Mường Bằng (Mai Sơn), được biết: 99% học sinh của trường là con em đồng bào DTTS. Trước đây, chất lượng học tập của các em học sinh chưa được như mong muốn, bởi vốn tiếng Việt của nhiều học sinh vẫn còn hạn chế. Sau khi được tham gia tập huấn về phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS, tháng 4/2019, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giảng dạy chuyên đề dựa trên tài liệu là cuốn sách “Em nói tiếng Việt” vào tất cả các ngày trong tuần. Bước vào năm học 2019 - 2020, các tiết học được tổ chức ngoài giờ học chính khóa, trung bình 2 tiết/tuần.

Với việc chủ động triển khai thực hiện tốt Chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS đã và đang góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh, nhất là tại các vùng có học sinh DTTS.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.