Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường giải pháp trong phòng, chống xâm hại trẻ em

Hiếu Anh - 11:12, 27/05/2020

Thời gian gần đây, tình hình xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, công tác phòng ngừa cũng như bảo đảm ổn định cho trẻ em sau khi bị xâm hại vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Thời gian tới cần tăng cường các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em ở cơ sở
Thời gian tới cần tăng cường các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em ở cơ sở

Ảnh hưởng nặng nề

Mới đây, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội ngày 27/4/2020, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, thông tin, từ ngày 1/1/2015 đến 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em. Trong đó, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 6.432 em; bạo lực 857 em; mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt 106 em; các hình thức xâm hại khác là 1.314 em.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 trẻ bị xâm hại, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ). Tính trung bình, cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.

Phát biểu trong buổi họp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng đã nhấn mạnh rằng, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến nhóm trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em bị cưỡng bức lao động. Vì hình thức xâm hại này để lại hậu quả nặng nề đến tinh thần, thể chất và tương lai của các em.

Em L.T.D, dân tộc Mông ở thôn Noh Prông, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) là một ví dụ. Khi đang học lớp 8, em được một người quen rủ xuống TP. Hồ Chí Minh làm công nhân may mặc. Người này nói công việc ở đây rất nhàn mà lương lại cao. Nhưng ở xưởng may này, em cùng các công nhân khác bị khóa trái cửa, bắt lao động rất cực nhọc. Ai ở trong xưởng đòi về đều bị chủ xưởng dọa. Họ nói, nếu con trai trốn sẽ cho xã hội đen giết, còn con gái trốn sẽ bắt đi làm gái mãi dâm. Những tháng ngày đó vẫn ám ảnh khiến em rất ngại tiếp xúc với người khác, ngay cả khi đã được giải cứu về nhà. 

Nâng cao vai trò của chính quyền cơ sở

Trong cuộc họp của UBTV Quốc hội ngày 27/4, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị: Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn công tác thanh, kiểm tra, công tác quản lý của cơ quan chức năng, nhất là vai trò của chính quyền cơ sở, địa phương trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. 

Thực tế là nhiều vụ việc “nóng” thời gian qua chỉ được phát hiện, xử lý khi xảy ra hậu quả hoặc khi dư luận, báo chí phản ánh. Nhiều vụ việc xảy ra mà chính quyền địa phương, cơ quan chức năng không hay biết; cho nên cần kiến nghị thêm về việc xử lý trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bỏ lọt tội phạm, sai quy định.

Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, việc tuyên truyền, vận động chống các hành vi xâm hại trẻ em cần phải đa dạng về hình thức, tránh đi vào lối mòn, tận dụng tối đa vai trò của mạng xã hội, công nghệ thông tin. “Công nghệ 4.0 là rất quan trọng. Đặc biệt, bây giờ trẻ em yêu thích máy móc, công nghệ nên chúng ta cần thông qua mạng xã hội để công tác tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả cao hơn”.

Khi phát hiện xử lý kịp thời là đúng rồi, nhưng quan trọng là bảo vệ trẻ em để tình trạng xâm hại không xảy ra nữa. Có những vụ trẻ em bị bạo lực, kêu khóc hằng ngày mà chính quyền không biết, nhà trường không biết… Phải nhấn mạnh đến trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.