Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả mô hình phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em

Minh Thu - 14:58, 18/05/2020

Sau 3 năm triển khai, mô hình điểm “Phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em” (XHTE) tại thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình (Hà Giang) đã đi vào thực chất, góp phần đẩy lùi tình trạng xâm hại về sức khỏe, nhân phẩm trẻ em.

Hiệu quả mô hình phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em

Thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình có trên 1.500 hộ dân, với 6.390 khẩu. Địa bàn có 6 trường học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 trường dạy nghề. Trước đây, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là tệ nạn xâm hại sức khỏe trẻ em. Trong 3 năm (2014 - 2017), toàn thị trấn Yên Bình xảy ra 4 vụ trẻ em bị xâm hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, nhiều vụ bạo lực gia đình có liên quan đến trẻ em, gây bức xúc trong dư luận.

Mô hình “Phòng, chống tội phạm XHTE” được thành lập với sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thị trấn Yên Bình. Nội dung xây dựng mô hình được Đảng ủy thị trấn giao cho Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo đã tổ chức cho các hộ dân ở 11 thôn, tổ dân phố ký cam kết thực hiện nghiêm quyền trẻ em.

Công an huyện phối hợp với cấp ủy, chính quyền thị trấn tổ chức được 20 cuộc tuyên truyền về những hành vi liên quan đến xâm hại sức khỏe trẻ em, quyền trẻ em, trách nhiệm của người dân liên quan đến quyền trẻ em, thu hút trên 1.000 lượt người tham gia.

Tại môi trường học đường, các giáo viên thực hiện cam kết không có lời nói, hành động xâm hại học sinh, tạo môi trường giáo dục bình đẳng, giúp các em phát triển toàn diện về tư duy, thể chất. Từ đó, giáo dục học sinh lối sống lành mạnh, thói quen ứng xử văn hóa với thầy cô, bạn bè trong nhà trường, gia đình và cộng đồng. Để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh được học tập, rèn luyện, giáo viên đã lồng ghép nội dung phòng, chống xâm hại trẻ em thông qua các chương trình giáo dục kỹ năng sống, các hội thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa. Với những tình huống đặt ra theo từng hoàn cảnh cụ thể, các em học sinh biết cách tự bảo vệ mình, có suy nghĩ, thái độ và hành vi tích cực”.

Em Nguyễn Lê Thanh, học sinh lớp 9A, Trường THCS thị trấn Yên Bình chia sẻ: “Ngoài tham gia các hoạt động của nhà trường, chúng em còn được các chú công an đến trường tuyên truyền về phòng, chống xâm hại tình dục ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên. Nội dung tuyên truyền được thể hiện bằng hình thức sân khấu hóa, diễn kịch nên dễ tiếp thu. Từ những cuộc tuyên truyền đó, chúng em tự trang bị cho mình kiến thức phòng, chống XHTE, làm hành trang để vận động bạn bè, người thân nâng cao nhận thức bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em”.

Sau gần 3 năm thực hiện mô hình điểm “Phòng, chống tội phạm XHTE”, trên địa bàn thị trấn Yên Bình đã không xảy ra vụ việc có liên quan đến tình trạng xâm hại sức khỏe trẻ em. Các hành vi bạo lực gia đình liên quan đến trẻ em, bạo lực học đường cơ bản chấm dứt. Đây chính là tiền đề để huyện Quang Bình nghiên cứu, xây dựng, nhân rộng mô hình ra địa bàn các xã trên địa bàn toàn huyện trong thời gian tiếp theo. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.