Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tăng cường dạy tiếng Gia Rai cho cán bộ, giáo viên ở huyện vùng cao Chư Păh

Ngọc Thu - Ngọc Lê - 09:30, 08/12/2023

Những năm qua, huyện Chư Păh (Gia Lai) luôn quan tâm đến việc dạy và học tiếng Gia Rai, Ba Na và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Long, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai về vấn đề này.

Ông Phạm Quang Long, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
Ông Phạm Quang Long, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

PV: Việc dạy và học tiếng DTTS là để duy trì, bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc. Là huyện có tỷ lệ đồng bào DTTS sinh sống cao, chủ yếu là Ba Na và Gia Rai (chiếm gần 54%), huyện Chư Păh đã chú trọng triển khai việc dạy chữ và tiếng dân tộc DTTS cho đội ngũ cán bộ công tác ở các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Quang Long: Thời gian qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh luôn chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, coi đây là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS.

Với vùng đất đa dạng văn hoá truyền thống như Tây Nguyên nói chung và Chư Păh nói riêng, muốn bảo tồn phát huy giá trị văn hoá, nhất là để xây dựng được nguồn nhân lực tại chỗ, cần quan tâm tới người địa phương, đặc biệt, việc dạy tiếng dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng, để chữ viết, tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số được gìn giữ.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, để bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc đồng thời nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên công tác vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS được thuận lợi hơn trong công tác. Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tham mưu với UBND huyện xây dựng kế hoạch để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS, đặc biệt là tiếng Gia Rai cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên toàn ngành. Trung bình mỗi năm mở 2 lớp, với khoảng 40 học viên, Trong đó, đa dạng hình thức tổ chức như lớp học trực tiếp và học online, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

PV: Trong quá trình triển khai, ngành Giáo dục huyện đã gặp những khó khăn gì? Huyện đã có những giải pháp khắc phục như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Quang Long: Huyện Chư Păh hiện có 12 Trường học thuộc vùng 3 tại 4 xã đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Hiện tại, khó khăn lớn nhất trong dạy tiếng DTTS trên địa bàn huyện là chưa có giáo viên được đào tạo chuẩn. Việc thiếu giáo viên, thiếu giáo trình là những thách thức trong công tác triển khai dạy tiếng DTTS.

Xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ là rất quan trọng, để xây dựng được nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chúng tôi xác định giáo dục là yếu tố tiên quyết và chúng ta phải tập trung cho phát triển giáo dục. Muốn vậy, phải đảm bảo được số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ giáo viên - những người trực tiếp xây dựng phát triển miền núi.

huyện Chư Păh (Gia Lai) luôn quan tâm đến việc dạy và học tiếng Gia Rai, Ba Na và đã đạt được những kết quả tích cực
Huyện Chư Păh (Gia Lai) luôn quan tâm đến việc dạy và học tiếng Gia Rai, Ba Na và đã đạt được những kết quả tích cực

PV: Ông đánh giá thế nào về kết quả triển khai việc dạy chữ và tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ công tác tại các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS?

Ông Phạm Quang Long: Thời gian qua, việc dạy chữ và tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên công tác các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đã đạt được những kết quả tích cực. Toàn ngành có 930 giáo viên, cán bộ. Trong đó, có trên 80% cán bộ, giáo viên tham gia học và được cấp chứng chỉ và vận dụng tốt trong công tác. Đặc biệt có trên 50% số giáo viên là người DTTS theo học bồi dưỡng.

PV: Thời gian tới, ngành Giáo dục huyện Chư Păh có kế hoạch gì để nâng cao chất lượng dạy tiếng DTTS cho cán bộ quản lý, giáo viên vùng DTTS.

Ông Phạm Quang Long: Thời gian tới, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh tiếp tục duy trì và phát triển quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng Gia Rai phù hợp với điều kiện địa phương. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tham mưu Ủy ban nhân dân huyện mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành. Ngoài ra, chú trọng giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, tham gia tuyên truyền trong gia đình, cộng đồng về xóa bỏ các hủ tục lạc hậu…

Cùng với đó, cử cán bộ quản lý, giáo viên tham gia bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện.

Ngành đồng thời tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Qua đó, quan tâm bồi dưỡng giáo viên dạy lớp ghép. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng các nội dung mang tính đặc thù đối với vùng DTTS như: Giáo dục kỹ năng sống, ngoài giờ chính khóa, giáo dục văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm hại tình dục và bạo lực học đường…

Đặc biệt, tiếp tục thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và các cơ sở giáo dục ở vùng DTTS, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.