Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đào tạo giáo viên tiếng DTTS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Cát Tường (T/h) - 08:00, 24/09/2021

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, môn học tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) là môn học tự chọn. Năm học 2022-2023, sẽ thực hiện dạy tiếng DTTS theo chương trình và sách giáo khoa tiếng DTTS mới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhằm đánh giá thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên dạy tiếng DTTS và đưa ra những đề xuất để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng DTTS để đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề "Đào tạo giáo viên tiếng DTTS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới". 

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại diện 6 trường đại học, 14 Sở GD&ĐT. 

Theo đánh giá, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ, việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên đã được thực hiện khá tốt. 

Hiện tại, cả nước có 6 tiếng DTTS được tổ chức dạy học chính thức gồm: tiếng Mông; Ê đê; Jrai; Bahnar; Chăm và Khmer tại 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hàng năm khoảng hơn 600 trường học, với 4.500 lớp học và 110 nghìn học sinh được học tiếng DTTS. Số học sinh được học tiếng DTTS chiếm khoảng 3,9% tổng số học sinh DTTS ở cấp học phổ thông.

Bên cạnh 6 tiếng DTTS chính thức được dạy, còn có 7 tiếng DTTS đang triển khai dạy thực nghiệm trong trường phổ thông là: Hoa; Chăm; Thái; Cơ-Tu; Tà ôi; Pa cô; Bru Vân Kiều. Quy mô thực hiện 7 tiếng DTTS này ở hàng trăm trường, với hàng chục nghìn học sinh được học tiếng DTTS.

Tuy nhiên, hiện tại giáo viên dạy tiếng DTTS vẫn thiếu về số lượng, không đồng đều về chất lượng. Đến năm học 2020-2021, cả nước có 1026 giáo viên tiếng DTTS, chiếm 0,2% tổng số giáo viên các cấp học phổ thông. Giáo viên dạy tiếng DTTS có ở cả ba cấp học bậc học phổ thông, trong đó cấp tiểu học chiếm gần 90% số giáo viên tiếng DTTS trong cả nước.

Hiện nay chỉ có giáo viên tiếng Khmer được đánh giá là cơ bản đạt trình độ chuẩn đào tạo về chuyên môn tiếng dân tộc theo quy định. Giáo viên tiếng DTTS còn lại đều chưa có giáo viên đạt chuẩn đào tạo về tiếng DTTS. Một số giáo viên được đào tạo theo hệ 7+ hoặc 9+.

Để nâng cao chất đội ngũ giáo viên tiếng DTTS, các địa phương có giảng dạy tiếng DTTS đã tổ chức đào tạo bổ trợ kiến thức theo các mô hình khác nhau. 

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn học tiếng DTTS là môn học tự chọn.  Bộ GD&ĐT đã ban hành 8 chương trình tiếng DTTS dạy học trong trường phổ thông và biên soạn 8 bộ sách giáo khoa để đưa vào dạy học trong nhà trường. Năm học 2022-2023, sẽ thực hiện dạy tiếng DTTS theo chương trình và sách giáo khoa tiếng DTTS mới.

Trên cơ sở quy mô dạy học tiếng DTTS của các địa phương với 8 thứ tiếng là Bahnar, Chăm, Khmer, Ê đê, Jrai, Mnông, Mông, Thái cần đáp ứng cho triển khai chương trình tiếng DTTS mới đến năm học 2024-2025 là khoảng gần 4.000 giáo viên, đến năm 2029-2030 là khoảng hơn 9.000 giáo viên.

Cả nước hiện chỉ có một trường đại học đào tạo giáo viên chính quy và cấp bằng chuẩn trình giáo viên tiếng DTTS là Trường Đại học Trà Vinh. Để đảm bảo chất lượng dạy học tiếng DTTS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số Sở GD&ĐT kiến nghị cần phải có quy chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học để giảng dạy tiếng DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.