Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều bất cập trong dạy và học tiếng DTTS

Hồng Phúc - 10:19, 15/08/2020

Tiếng nói và chữ viết của các DTTS ở Việt Nam vừa là vốn quý của cộng đồng mỗi dân tộc, vừa là tài sản văn hóa chung của cả nước. Đây là phương tiện để đồng bào giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên đã bộc lộ nhiều điểm bất cập.

Một tiết học tiếng Gia Rai tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ia Vê, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai)
Một tiết học tiếng Gia Rai tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ia Vê, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai)

Việc bảo tồn, duy trì ngôn ngữ các DTTS trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng đang đặt ra cho chúng ta những trách nhiệm nặng nề khi nguy cơ mai một chữ viết, tiếng nói của đồng bào DTTS đang là một nỗi lo có thật. 10 năm thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định về việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên đã bộc lộ nhiều điểm bất cập cần sửa đổi, bổ sung.

Số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Gia Lai cho thấy, 5 năm trở lại đây, số lượng trường, lớp, học sinh học tiếng DTTS giảm khá mạnh. Nếu năm học 2014 -2015, toàn tỉnh có 85 trường tiểu học tổ chức dạy tiếng DTTS với 324 lớp và 8.218 học sinh thì đến năm học 2019 - 2020 chỉ còn 10 trường, 29 lớp với 1.183 học sinh. Toàn tỉnh có 34 giáo viên dạy tiếng DTTS như một môn học (18 giáo viên dân tộc Gia Rai và 16 giáo viên dân tộc Ba Na) nhưng tất cả chưa được đào tạo chính quy chuyên ngành giảng dạy tiếng DTTS mà chỉ được bồi dưỡng qua các lớp tập huấn của Sở GD&ĐT. 

Tại huyện Đức Cơ, việc dạy và học tiếng Gia Rai trong các trường tiểu học đã phải dừng lại từ năm học 2015 - 2016. Theo kết quả khảo sát nhu cầu học tiếng mẹ đẻ của các DTTS trên địa bàn do Phòng GD&ĐT huyện thực hiện, số người có nhu cầu học chiếm tỷ lệ khá thấp (chỉ 12,45%). Ví dụ điển hình này không chỉ là vấn đề đang xảy ra ở một vài địa phương.

Theo đánh giá, nguyên nhân chính của thực trạng này là bởi sự thiếu hụt nhân sự giảng dạy. Hệ thống các trường sư phạm chưa mở được mã ngành đào tạo giáo viên tiếng DTTS, dẫn đến không có nguồn giáo viên đạt chuẩn về trình độ tiếng DTTS. Ở địa phương, họ thường chỉ kiêm nhiệm, cũng chưa có vị trí việc làm. 

Thêm vào đó, nhiều học sinh DTTS không còn mặn mà với môn học tiếng mẹ đẻ nữa mà chuyển sang chọn học tiếng Anh để tiếp nối học chương trình cấp THCS và THPT. Đặc biệt, lý do khách quan còn là vì đa số các DTTS có tiếng nói và 2 bộ chữ viết trở lên hoặc không có chữ viết, chỉ có số ít DTTS có tiếng nói và một bộ chữ viết thống nhất. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng một bộ chương trình và sách giáo khoa tiếng DTTS thống nhất trên toàn quốc. 

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo thông tư ban hành một số chương trình tự chọn tiếng DTTS trong chương trình giáo dục phổ thông. Thực trạng dạy và học tiếng DTTS hiện nay đặt ra thách thức với ngành Giáo dục phải nghiên cứu, hoàn thiện việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa của một số dân tộc có chữ viết để tăng số lượng các tiết học tiếng dân tộc trong trường học, đồng thời tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo việc dạy và học tiếng DTTS đảm bảo yêu cầu chất lượng chung của ngành.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.