Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức sản xuất nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng

Vân Khánh - CĐ - 15:26, 26/11/2021

Bồi dưỡng kiến thức sản xuất nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng, là nhằm góp phần tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đây là một trong những mục tiêu của Chương trình “Không còn nạn đói” đến năm 2025.

Tham gia các lớp tập huấn, người dân được bồi dưỡng kiến thức và thực hành cải tạo vườn dinh dưỡng.
Tham gia các lớp tập huấn, người dân được bồi dưỡng kiến thức và thực hành cải tạo vườn dinh dưỡng.

Theo báo cáo của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong năm 2021, Cục phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức 15 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức sản xuất nông nghiệp, bảo đảm dinh dưỡng trên địa bàn 28 tỉnh triển khai Chương trình “Không còn nạn đói” đến năm 2025. Tham gia tập huấn, cán bộ ở các địa phương được bồi dưỡng kiến thức tổ chức thực hiện chương trình; người dân được tập huấn về phương pháp sử dụng nguyên liệu, thức ăn và kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Gần đây nhất, từ 11/11-13/11/2021, hộ nghèo, hộ cận nghèo ở xã Ca Thành (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đã tham gia lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp, đảm bảo dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho người dân về sử dụng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng. Lớp tập huấn được tổ chức tại xã Ca Thành, do Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I thực hiện.

Tham gia lớp tập huấn, hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng Chương trình "Không còn nạn đói” đến năm 2025 ở xã Ca Thành, đã được hướng dẫn sản xuất nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng, gồm các kiến thức: vườn dinh dưỡng hộ gia đình, thực hành cải tạo vườn dinh dưỡng, sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện nông hộ; Đồng thời, được thực hành sử dụng lương thực, thực phẩm phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, gồm: chế độ dinh dưỡng cho từng độ tuổi; lựa chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; thực hành xây dựng bữa ăn gia đình hợp lý.

Theo đánh giá của UBND xã Ca Thành, các nội dung tập huấn rất cần thiết hữu ích đối với các hộ gia đình thuộc Chương trình “Không còn nạn đói” trên địa bàn xã. Mặc dù học viên tham gia tập huấn đều là đồng bào dân tộc Mông, Tày, nhưng 100% người dân đều thành thạo tiếng phổ thông nên việc truyền tải kiến thức có nhiều thuận lợi.

Đại diện UBND xã Ca Thành mong muốn, thời gian tới có thêm nhiều lớp tập huấn hơn nữa để thay đổi nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em trên địa bàn xã, phát triển kỹ năng về sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và an ninh thực phẩm hộ gia đình.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.