Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quan Sơn: Hiệu quả từ Chương trình “Không còn nạn đói”

Vân Khánh - CĐ - 14:20, 27/10/2021

Năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa đã chọn Sa Ná làm điểm, triển khai mô hình “Nông nghiệp dinh dưỡng” trong khuôn khổ Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025. Sau gần một năm thực hiện, mô hình đã góp phần tăng thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Tiếp cận dự án nông nghiệp dinh dưỡng, người dân bản Sa Ná nâng cao nhận thức trong sử dụng thực phẩm không bị lãng phí.
Tiếp cận dự án nông nghiệp dinh dưỡng, người dân bản Sa Ná nâng cao nhận thức trong sử dụng thực phẩm không bị lãng phí.

Sau trận lũ quét xảy ra tháng 8/2019, bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) được định cư ở nơi ở mới. Tuy nhiên, theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện Quan Sơn, cả bản có 60/78 hộ thiếu hụt các loại thực phẩm.

Do sống ở khu vực biên giới, nguồn thực phẩm tại chỗ của người dân bản Sa Ná còn thiếu so với nhu cầu, không có điều kiện chế biến và bảo quản thực phẩm phù hợp… Bên cạnh đó, nhận thức của người dân cũng chưa đúng, chưa đủ về dinh dưỡng.

Trước thực tế đó, Phòng NN&PTNT huyện Quan Sơn được giao triển khai mô hình “Nông nghiệp dinh dưỡng”, trong khuôn khổ chương trình hành động “Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025 tại bản Sa Ná. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 725 triệu đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 350 triệu đồng, người dân đối ứng 375 triệu đồng.

Dự án đã hỗ trợ người dân bản Sa Ná 4.590 con gà ri Hòa Bình 25 - 30 ngày tuổi (hộ nghèo 85 con/1 hộ, hộ cận nghèo 68 con/1 hộ); 3.390kg thức ăn hỗn hợp; 18.360 liều vắc xin các loại; 120 lít hoá chất sát trùng. Dự án không chỉ đơn thuần hỗ trợ giống gà, vật tư chăn nuôi, mà quan trọng hơn là hướng tới nâng cao nhận thức cho người dân trong quá trình đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, cải thiện dinh dưỡng cho người dân. 

Sau một thời gian, đàn gà đã sinh trưởng tốt và đang trong thời gian đẻ trứng, đã giúp các hộ có đủ thực phẩm hàng ngày đảm bảo dinh dưỡng; góp phần giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em trong bản. Bên cạnh đó, phần lớn các hộ dân trong bản đã có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. 


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.