Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tác hại và thực trạng khi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong giới trẻ

PV - 09:35, 11/12/2024

Sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng (TLNN) đang gia tăng trong giới trẻ tại Việt Nam, đặc biệt trong độ tuổi học sinh - sinh viên. Những con số biết nói từ các cuộc khảo sát gần đây cho thấy đây là tình trạng đáng báo động cần có sự vào cuộc của toàn xã hội để đẩy lùi và tiến tới xã hội không khói thuốc.

Tác hại khi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Tác hại khi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thực trạng sử dụng TLĐT và TLNN trong học sinh

Theo khảo sát GYTS 2022, tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi sử dụng TLĐT là 3,5% (nam 4,3%, nữ 2,8%). Đến năm 2023, khảo sát tại 11 tỉnh/thành phố ghi nhận tỷ lệ học sinh 11-18 tuổi sử dụng TLĐT đã tăng lên 7% (nam 9,9%, nữ 4,3%), đặc biệt ở nhóm 13-15 tuổi là 8%.

Thực trạng khi sử dụng TLĐT và TLNN
Thực trạng khi sử dụng TLĐT và TLNN

Với TLNN, năm 2022, tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi sử dụng chỉ 0,6% (nam 0,7%, nữ 0,5%). Tuy nhiên, năm 2023, khảo sát của Đại học Y tế công cộng ghi nhận con số này ở học sinh 13-18 tuổi tăng lên 1,5%. Dù TLNN chưa phổ biến như TLĐT, nhưng xu hướng gia tăng sử dụng trong giới trẻ cũng đặt ra nhiều lo ngại.

Nguyên nhân và tác hại khôn lường của các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

TLĐT và TLNN có thiết kế hiện đại, nhiều hương vị hấp dẫn, nó được quảng bá là “an toàn hơn” so với thuốc lá truyền thống. Điều này khiến học sinh tò mò và dễ dàng thử nghiệm. Áp lực từ bạn bè và hình ảnh trên mạng xã hội thúc đẩy hành vi bắt chước. Giới trẻ thiếu sự kiểm soát trong việc bán hàng, đặc biệt là trên các nền tảng trực tuyến, khiến TLĐT/TLNN dễ dàng tiếp cận. Họ thiếu hiểu biết về tác hại thực sự, cả từ phía học sinh và phụ huynh.

Theo được biết, nicotine trong TLĐT/TLNN gây nghiện mạnh mẽ, nó làm tổn thương đến não bộ đang phát triển, ảnh hưởng đến cả khả năng tập trung, trí nhớ và hành vi. Hơi của TLĐT chứa nhiều chất độc như formaldehyde, acrolein, gây tổn thương phổi, nguy cơ viêm phổi và bệnh mãn tính. TLNN cũng phát thải chất độc hại như carbon monoxide, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư. Nếu sử dụng về lâu về dài, học sinh sử dụng thuốc lá dễ gặp khó khăn trong học tập, ảnh hưởng xấu đến tâm lý và tăng nguy cơ lệ thuộc vào các chất kích thích khác.

Giải pháp ngăn chặn

Giải pháp nghiêm ngặt khi sử dụng TLĐT/TLNN
Giải pháp nghiêm ngặt khi sử dụng TLĐT/TLNN

Đẩy mạnh giáo dục về tác hại của TLĐT/TLNN tại trường học, kết hợp truyền thông trên mạng xã hội để tiếp cận giới trẻ. Bên cạnh đó, cần phải quản lý nghiêm ngặt bằng cách cấm quảng cáo sản phẩm thuốc lá nhắm đến trẻ em và thanh thiếu niên. Cuối cùng là tổ chức các hoạt động thể thao, ngoại khóa để học sinh tham gia, tránh xa các sản phẩm độc hại.

Thực trạng sử dụng TLĐT và TLNN trong học sinh là hồi chuông cảnh báo về sức khỏe và tương lai của thế hệ trẻ. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng là yếu tố then chốt để bảo vệ học sinh khỏi những tác hại lâu dài của thuốc lá, xây dựng môi trường sống lành mạnh và không khói thuốc.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.