Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sơn La: Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao

PV - 16:49, 27/07/2021

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, những năm qua, Trạm Y tế xã Co Mạ, huyện Thuận Châu (Sơn La) luôn nỗ lực, vượt lên khó khăn, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân.

Cán bộ Trạm Y tế xã Co Mạ khám bệnh cho người dân
Cán bộ Trạm Y tế xã Co Mạ khám bệnh cho người dân

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến Trạm Y tế xã Co Mạ là sự gọn gàng, sạch sẽ. Tuy cơ sở vật chất còn thiếu thốn với 2 dãy nhà cấp 4 đã cũ nhưng các phòng khám, làm việc đều được bài trí ngăn nắp với những bảng biểu, tranh cổ động, áp phích về chăm sóc sức khỏe. Trạm Y tế Co Mạ có 6 biên chế, gồm 1 bác sĩ đa khoa, 2 y sĩ sản nhi, 1 dược sĩ, 1 điều dưỡng viên, 1 hộ sinh.

Thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, Trạm đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Nhân dân về công tác chăm sóc sức khỏe thông qua nhiều hình thức, như các chiến dịch truyền thông, các cuộc trao đổi, qua hệ thống pa nô, áp phích, tờ rơi... Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc: Vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội... Các chương trình y tế Quốc gia được triển khai đồng bộ và đạt các chỉ tiêu được giao như chương trình phòng chống sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh tay chân miệng...

Vừa được khám xong, cầm trên tay gói thuốc, ông Thào A Ly, bản Co Mạ, cho biết: "Tôi bị đau bụng mấy hôm nay, rất khó chịu. Ở nhà tự mua thuốc uống mãi không khỏi nên tôi đến Trạm Y tế xã để khám. Cán bộ của trạm rất nhiệt tình và chu đáo. Ngoài được cấp thuốc chữa bệnh, tôi còn được hướng dẫn phòng tránh các loại bệnh mùa hè, bệnh sốt xuất huyết, phòng, chống đại dịch Covid-19".

Còn bà Tòng Thị Ban, bản Cát đang ngồi chờ lấy thuốc tâm sự: "Do đã tuổi cao nên hàng tháng tôi đều đến Trạm Y tế xã để khám định kỳ. Cán bộ của Trạm quen thân như người nhà, chăm sóc sức khỏe cho bà con tận tình. Chúng tôi rất yên tâm mỗi lần tới Trạm Y tế xã".

6 tháng đầu năm nay, Trạm Y tế xã Co Mạ đã khám, bệnh cho gần 700 lượt người, điều trị nội trú cho 8 ca; kê đơn thuốc BHYT cho 341 lượt người với các bệnh thường gặp chủ yếu là viêm họng, cảm cúm theo mùa. Trạm chú trọng tuyên truyền cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch giảm tỷ suất sinh, chăm sóc quản lý thai nghén, tiêm phòng uốn ván sơ sinh cho phụ nữ có thai, khám thai định kỳ, tuyên truyền phòng chống HIV lây truyền mẹ con, tư vấn nơi đẻ an toàn cho các thai phụ.

Hàng tháng, Trạm tổ chức tiêm chủng cho trẻ em trong diện tiêm chủng và phụ nữ có thai tại 19/19 bản. Triển khai công tác khám sức khỏe học đường theo quy định với trên 1.200 lượt khám cho học sinh mầm non, tiểu học; 5/5 trường học được tuyên truyền, giám sát dịch bệnh thường xuyên, học sinh tiểu học được uống thuốc tẩy giun định kỳ, uống thuốc Vitamin A...

Bác sĩ Vàng Thanh Páo, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Co Mạ cho biết: Trạm tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, trong đó tập trung vào việc nâng cao chất lượng mạng lưới y tế cơ sở; củng cố, hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê, báo cáo từ bản đến xã kịp thời, chính xác theo đúng quy định; thực hiện chủ động công tác y tế dự phòng, kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; tích cực phối hợp với các đoàn thể, các bản đẩy mạnh tuyên truyền cho Nhân dân về phòng, chống đại dịch Covid-19, góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân trên địa bàn./.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.