Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ứng dụng công nghệ để chăm sóc sức khỏe người dân

HÀ VĂN ĐẠO - 11:03, 14/10/2019

Nhiều công nghệ mới, hiện đại, các kỹ thuật chuyên sâu đã được đưa vào nhiều cơ sở y tế ở miền Trung như Khánh Hòa, Bình Thuận để chăm sóc sức khỏe người dân ngay tại tuyến tỉnh. Số bệnh nhân vượt tuyến giảm mạnh, bớt áp lực cho tuyến trên.

Nhiều công nghệ, kỹ thuật mới đã được triển khai thành công ở BVĐK Khánh Hòa.
Nhiều công nghệ, kỹ thuật mới đã được triển khai thành công ở BVĐK Khánh Hòa.

Bệnh nhân tăng, chuyển tuyến giảm

Tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Khánh Hòa, hầu hết các công nghệ hiện đại nhất như: Ứng dụng kỹ thuật mổ nội soi, cắt các khối u, can thiệp tim mạch, xử lý các chấn thương xương khớp… đều đã làm tốt.

Ông Phan Hữu Chính, Giám đốc BVĐK Khánh Hòa khẳng định: Nổi trội nhất là công nghệ thay khớp gắn với phục hồi chức năng. Mấy năm về trước, mỗi năm bệnh viện chỉ làm được vài chục ca, đa số là người trẻ mới có thể phẫu thật. Nay, mỗi năm thay hơn 100 ca khớp gối, khớp háng, nhiều bệnh nhân cao tuổi vẫn phục hồi rất tốt. Kỹ thuật mổ nội soi năm 2019 tăng gấp 6 lần so với năm 2010. Số bệnh nhân xin vượt tuyến, chuyển tuyến giảm tới 71%.

Một trong những kỹ thuật mới nhất, khó nhất vừa được triển khai thành công ngay tại Khánh Hòa là ứng dụng hiệu quả phương pháp hủy khối u gan tại chỗ bằng vi sóng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Hàng trăm người mắc căn bệnh hiểm nghèo này từ các huyện và hai tỉnh lân cận Phú Yên, Ninh Thuận đã đăng ký điều trị bằng phương pháp này, tránh phải tốn kém quá nhiều do phải đi xa. Với kỹ thuật này, người bệnh sẽ không phải phẫu thuật mở mà sẽ dùng công nghệ đưa điện cực xuyên qua da để đốt bằng vi sóng. Khâu cuối cùng là dùng công nghệ năng lượng sóng cao tần hoặc vi sóng truyền qua kim điện cực để phá hủy khối u. Công nghệ này, mới được áp dụng mấy năm ở TP. Hồ Chí Minh và Khánh Hòa - một trong những bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên triển khai được.

Với công nghệ hiện đại, hai kỹ thuật tạo dấu ấn mạnh, hầu hết bệnh nhân lựa chọn ngay tại tuyến tỉnh ở Khánh Hòa nữa là: Điều trị áp xe vú bằng phương pháp chọc hút, súc rửa bằng dung dịch Natriclorua và ứng dụng đặt stent tự tiêu trong điều trị bệnh mạch vành. Cách đây 2 năm, các kỹ thuật này không thể ứng dụng.

Còn nhiều ước mong và trăn trở

Tại BVĐK Bình Thuận, dẫu nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã được áp dụng trong bệnh viện, các căn bệnh hiểm, bệnh khó chữa như: Tắc mạch vành, khớp háng bẩm sinh… đã được điều trị. Vậy nhưng, nỗi trăn trở lớn nhất ở đây là cơ sở vật chất đang xuống cấp nghiêm trọng. Quy mô của bệnh viện chỉ có 500 giường nhưng đã thực kê lên gần 1.000 giường. Phòng khám bệnh và điều trị ở hầu hết các khoa: Khoa Tim mạch, Ngoại thần kinh - lồng ngực, Nhi, Sản, Nội, Kiểm soát nhiễm khuẩn… đều cũ kỹ, xuống cấp, không bảo đảm tốt cho việc ứng dụng công nghệ, tạo nên tâm lý bức xúc cho người bệnh. Là tỉnh phát triển du lịch không chỉ điều trị cho người dân tại chỗ mà còn khách vãng lai. Vậy nên, nâng cấp, sửa chữa bệnh viện là mong mỏi của đa số người dân Bình Thuận.

Bác sĩ Nguyễn Văn Xáng, Bí thư Đảng ủy BVĐK Khánh Hòa khẳng định: Công nghệ càng tiên tiến thì khả năng biến ý tưởng, đề tài khoa học thành thực tế càng cao. Bệnh viện luôn chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu, nghiên cứu được cái gì là phải ứng dụng được cái đó, sát thực tế. Bên cạnh đó, mỗi năm bệnh viện triển khai gần 100 đợt tiếp nhận khoa học - kỹ thuật từ tuyến trên. Với các cách làm linh hoạt này, mong phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.