Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công nghệ 4.0: Cơ hội khởi nghiệp cho đồng bào DTTS

PV - 10:53, 02/08/2019

Những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong giảm nghèo, tuy nhiên để giúp đồng bào vùng DTTS và miền núi xóa nghèo bền vững, vẫn còn nhiều việc phải làm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động sản xuất, khởi nghiệp của đồng bào DTTS, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là rất quan trọng.

Sử dụng tối đa công nghệ thông tin đã giúp cô gái trẻ Lưu Thị Hòa, dân tộc Cờ Lao, Chủ nhiệm HTX Po Mỷ, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang quảng bá, kết nối thông tin, tiêu thụ sản phẩm nông sản của địa phương. Đặc biệt, với cách quản lý kinh doanh khoa học bằng công nghệ, Hòa đã thành công trong việc phát triển chuỗi cửa hàng nông sản, thực phẩm sạch tại Thủ đô Hà Nội.

“Công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có thể tận dụng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, giúp điều phối linh hoạt; không phải mất quá nhiều chi phí trung gian. Vì vậy, nắm bắt cơ hội khai thác sử dụng công nghệ thông tin trong thời đại Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động rất lớn trong khởi nghiệp, sản xuất, kinh doanh”, Hòa chia sẻ.

Thực tế hiện nay, nhiều người DTTS nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng có ý tưởng kinh doanh hay, độc đáo nhưng không có nền tảng về khoa học-kỹ thuật; chưa có phương pháp quản trị doanh nghiệp khoa học. Điều này đã tạo thành rào cản khiến cho đồng bào DTTS, đặc biệt là phụ nữ gặp khó khăn trong việc khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, hội nhập toàn cầu.

Ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho phụ nữ DTTS trong khởi nghiệp. Ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho phụ nữ DTTS trong khởi nghiệp.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa vào kinh doanh sẽ mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các mô hình kinh doanh mới, tạo cơ hội cho phụ nữ DTTS khởi nghiệp.

Chương trình “Trao quyền tự chủ kinh tế cho phụ nữ DTTS thông qua ứng dụng công nghệ 4.0” với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) vừa chính thức khởi động sẽ mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ DTTS. Chương trình sẽ được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Đăk Nông, theo đó 450 phụ nữ DTTS sẽ có cơ hội để trải nghiệm, vận dụng công nghệ để mở rộng kinh doanh, sản xuất và thoát nghèo.

Thông qua Chương trình này, các nhóm phụ nữ DTTS nghèo và các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách của Chính phủ, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ sẽ có cơ hội được kết nối, làm quen thông qua công nghệ trong hành trình tăng tốc, dựa trên sáng kiến 3M (kết nối, đồng hành và phát triển).

Chương trình “Trao quyền tự chủ kinh tế cho phụ nữ DTTS thông qua ứng dụng công nghệ 4.0” được triển khai nhằm tận dụng tối đa những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp này có thể đem lại.

Bà Caitlin Wiesen, đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết: cách mạng 4.0 và công nghệ sẽ là công cụ hiệu quả kết nối các doanh nghiệp của người DTTS với thị trường nhằm thu hẹp khoảng cách và thực hiện thành công chặng cuối của hành trình xóa đói giảm nghèo. Cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ số có tiềm năng rất lớn, tạo điều kiện cho đồng bào và phụ nữ DTTS nhanh chóng cải thiện sản xuất và mở rộng kinh doanh, thoát nghèo bền vững. Các doanh nghiệp Việt Nam cần vào cuộc tận dụng cơ hội này.

UNDP và Viettel cũng đã ký kết Biên bản ghi nhớ về khung hợp tác hỗ trợ nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) ở Việt Nam. Hai bên sẽ cùng tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhóm phụ nữ DTTS, các doanh nghiệp, bao gồm việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc xác định và thử nghiệm các giải pháp nhằm trao quyền tự chủ kinh tế và giảm nghèo ở tất cả các tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn-Phạm Duy Hưng cho rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là cách làm mới, phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 của Chính phủ. Chương trình tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người nghèo, tạo việc làm và đem lại thu nhập cho người nghèo.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.