Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sập bẫy xuất khẩu lao động

Hồng Phúc - 16:00, 26/11/2021

Với mong muốn ra nước ngoài làm việc để kiếm được tiền lo cho gia đình, chị Hương tìm hiểu được thông tin tuyển dụng lao động đi Nhật Bản trên mạng xã hội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chị cho biết, sau thời gian dài thất nghiệp do dịch bệnh, đọc được thông tin tuyển lao động sang Nhật Bản làm việc diện thực tập sinh với ưu đãi lớn chỉ có trong mùa dịch bệnh nên gọi điện để được tư vấn và nhanh chóng đồng ý tham gia đơn hàng.

Do nóng vội không tìm hiểu kỹ nên chị cùng 2 chị em nữa đã đến đăng ký. Tuy nhiên khi đăng ký, họ yêu cầu nộp 50 triệu đồng để được đào tạo kỹ năng tiếng trước khi đi. Nhưng chị Hương thấy hơi nghi ngờ nên đã gọi điện hỏi luật sư tư vấn trong trường hợp này.

Luật sư cho biết, NLĐ trước khi quyết định đến một công ty nào đó để lựa chọn dịch vụ XKLĐ thì nên tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin liên quan. Trước hết là xem quy mô công ty đó như thế nào, có đủ các bộ phận tư vấn tuyển sinh, đào tạo tiếng, đào tạo nghề hay không. Kế đến quan trọng nhất là kiểm tra trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước (colab.gov.vn) xem công ty đó có được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp phép phái cử lao động hay không”.

Chị Hương sau khi nghe đã kiểm tra công ty mình định đăng ký thì không có tên trên trang thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước nên đã không nộp tiền. Sau này chị Hương mới biết các đơn hàng mà công ty này đăng tuyển đều là ảo. Họ nhận tiền, giao cho công ty liên kết đào tạo nhưng không đưa được ai đi cả. Hết thời gian giãn cách, nhiều người đến công ty thì mới biết họ đã trả mặt bằng. Chị Hương đã kể chuyện, chia sẻ với anh em, bạn bè để không ai bị sập bẫy XKLĐ.