Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sáng chế “Thiết bị nướng cơm lam bán tự động” của hai nữ sinh Tây Nguyên

Thùy Dung - 20:53, 13/06/2021

Nhận thấy việc nướng cơm lam truyền thống tốn nhiều thời gian, công sức, em Lò Huyền Trang (lớp 8) và Y Tuệ (lớp 9) -Trường PT DTNT Sa Thầy (Kon Tum) đã nảy ra ý tưởng sáng chế “Thiết bị nướng cơm lam bán tự động”. Sáng kiến của các em đã đạt giải nhất Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2020-2021.

Em Y Tuệ (trái) và em Lò Huyền Trang đang giới thiệu sáng kiến của mình.
Em Y Tuệ (trái) và em Lò Huyền Trang đang giới thiệu sáng kiến của mình.

“Thiết bị nướng cơm lam bán tự động” được em Lò Huyền Trang và e Y Tuệ  hoàn thành trong 3 tuần, với kinh phí khoảng 2 triệu đồng, do nhà trường hỗ trợ.

Chia sẻ về sáng kiến, em Y Tuệ cho biết, nhiều lần em cùng gia đình đi chơi ở Măng Đen (Kon Tum), thấy nhiều khách du lịch gọi món gà nướng cơm lam, chủ quán làm không kịp cho khách, khi về trường, em kể lại cho Trang nghe và chúng em đã nảy ra ý tưởng sáng chế một thiết bị để giúp con người tiết kiệm thời gian, công sức.

Tiếp lời Y Tuệ, em Trang cho biết: “Thiết bị được chúng em áp dụng các bài học của môn Công nghệ lớp 8 như bộ truyền động đai, bộ truyền động xích, bộ truyền động bánh răng… để chế tác lò nướng cơm lam bán tự động. Trong quá trình triển khai, lắp ráp, chúng em cũng gặp nhiều khó khăn nhưng được sự hướng dẫn tận tình, sự ủng hộ của các thầy, cô giáo nên chúng em hoàn thiện sản phẩm trong thời gian ngắn”.

Theo đó, sản phẩm được chế tác từ việc tận dụng các nguồn nguyên liệu cũ như ổ bi trục trước xe máy, bánh răng trục cam xe máy, 2 xích cam xe máy, tôn chắn gió… cùng một số vật dụng chính như 1 động cơ công suất 18W (tốc độ quay 20 vòng/phút), 1 quạt thổi lò công suất 20W, mạch điều chỉnh tốc độ…

Với tính ứng dụng cao, sáng kiến của 2 em Tuệ và Trang đã đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2020-2021.
Với tính ứng dụng cao, sáng kiến của 2 em Tuệ và Trang đã đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2020-2021.

Sản phẩm được thiết kế theo hình trụ, có khả năng nướng cùng lúc 16 ống cơm lam. Khi cung cấp nguồn điện, động cơ hoạt động. Trục động cơ quay khiến các bộ phận khác như dây xích, giá đỡ, bánh răng đều chuyển động. Trên bánh răng, được lắp đặt một bộ phận nhằm giữ ống cơm lam, khi bánh răng chuyển động, các ống cơm lam được cố định trên bánh răng đều quay theo. Sản phẩm có khoảng trống ở giữa để bỏ than, củi. Ở dưới là quạt thổi tạo nhiệt độ để tỏa nhiệt giúp cơm lam chín đều. Không chỉ nướng cơm lam, sản phẩm có tính ứng dụng cao, có thể nướng gà, nướng thịt xiên.

“ Khi biết tin sáng kiến đạt giải Nhất, chúng em rất vui vì đây là sản phẩm đầu tay. Đó là động lực để chúng em tiếp tục thử sức trên nhiều sân chơi bổ ích hơn nữa”, em Tuệ chia sẻ.

Thầy Thái Doãn Đường, Phó Hiệu trưởng Trường PT DTNT Sa Thầy cho biết: Những năm qua, nhà trường luôn khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi sáng tạo do ngành Giáo dục tổ chức. Mỗi lần phát động cuộc thi, nhà trường đã kêu gọi học sinh mạnh dạn đưa ra ý tưởng, sau đó xem xét ý tưởng nào có khả năng thực hiện sẽ tiến hành phân công các thầy cô kèm cặp, hướng dẫn các em thực hiện. Khi sáng kiến của các em đạt giải, nhiều người đã có ý định mua để ứng dụng vào đời sống thực tiễn.

Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục đưa sản phẩm tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - nhi đồng cấp tỉnh, do UBND tỉnh Kon Tum tổ chức.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.