Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid - 19: “Phép thử” cho sự phát triển bền vững

Hoàng Thanh - 10:33, 27/03/2020

Theo dự báo, năm 2020, sản xuất nông nghiệp của nước ta sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid - 19. Để thúc đẩy sản xuất trong điều kiện dịch bệnh, toàn ngành Nông nghiệp cần tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm an ninh lương thực trong nước, tăng cường xuất khẩu, đạt được mục tiêu cao nhất mà Chính phủ giao.

Chế biến sâu là giải pháp lâu dài để không còn những cuộc “giải cứu” nông sản. (Ảnh minh họa)
Chế biến sâu là giải pháp lâu dài để không còn những cuộc “giải cứu” nông sản. (Ảnh minh họa)

Chủ động ứng phó

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 2 tháng đầu năm 2020, do tác động bởi dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu (XK) của ngành giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 5,34 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu (NK) các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước khoảng 4,3 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Bước sang tháng 3/2020, cả thế giới “oằn mình” vì đại dịch Covid-19, trong đó tâm dịch đã chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu, rồi lan sang Mỹ. Đây là hai thị trường chiếm tới 1/3 giá trị XK nông sản chính ngạch của Việt Nam. Với chính sách hạn chế thị thực, xuất nhập cảnh của Mỹ và các nước châu Âu, việc XK nông sản bằng đường hàng không vào các thị trường này cơ bản bị “đóng băng”.

Chính vì vậy, nhiều mặt hàng trái cây khó bảo quản như thanh long, vú sữa, chôm chôm, xoài sẽ gặp khó khăn. Đường hàng không bị phong tỏa, các doanh nghiệp chỉ còn cách xuất qua đường biển; điều này đồng nghĩa quy trình sản xuất, chế biến nông sản XK phải thay đổi. 

Tại Công ty CP Thực phẩm XK Đồng Giao (Ninh Bình), chưa bao giờ, trong 1 ngày, Công ty chế biến tới gần 400 tấn nguyên liệu dứa. Số lượng này cao gấp đôi so với thời điểm trước khi có dịch bệnh. Hàng đi bằng đường biển mất 35 ngày, cộng thêm 14 ngày cách ly bắt buộc nên phải mất 2 tháng mới có thể đến tay người tiêu dùng. 

Điều này khiến doanh nghiệp phải có cách chế biến khác so với trước. Sau khi được đóng gói ở nhiệt độ âm 180C và cho vào bảo quản thì những túi dứa tươi sẽ có hạn sử dụng lên đến 2 năm, thay vì chỉ là 2 - 3 tuần khi sơ chế thông thường.

Chỉ đạo linh hoạt

Thực tế, giải pháp mà Công ty CP Thực phẩm XK Đồng Giao đang triển khai là giải pháp tình thế để ứng phó dịch bệnh, nhưng về lâu dài đây phải được xem là một chiến lược phát triển bền vững. Bởi muốn nông sản tăng giá trị thì không thể dừng lại ở XK thô, hoặc chỉ sơ chế mà phải chế biến sâu. 

Do đó, việc ứng phó dịch Covid-19 cũng có thể xem là “phép thử” của một cuộc “phẫu thuật” nhằm đem lại diện mạo mới cho ngành Nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực chế biến, XK.

Để bảo đảm nguồn cung ổn định cho lĩnh vực XK, ngành Nông nghiệp đã và đang triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất. Hiện, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương sử dụng linh hoạt diện tích trồng lúa, vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác cho thu nhập cao hơn…

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, diễn ra chiều 12/3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, ngành Nông nghiệp với vai trò sản xuất lương thực, thực phẩm nên vấn đề giải quyết là phải chủ động sản xuất; chuẩn bị nguồn hàng tốt, đáp ứng thị trường trong nước và XK sau dịch khi nhu cầu tăng mạnh. Riêng lĩnh vực XK nông, lâm, thủy sản, phải đa dạng hóa và mở rộng thị trường.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.