Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sắc mới ở những buôn làng của người dân nhập cư

T.Nhân - P.Nguyên - 15:09, 01/03/2023

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có nhiều công dân di dân tự phát và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào đã được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho nhập quốc tịch Việt Nam. Với sự quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt của chính quyền địa phương, đời sống của các hộ dân đã dần ổn định và an tâm gắn bó với vùng đất mới, xây dựng quê hương thứ hai ngày càng giàu đẹp.


Các hộ dân sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam luôn được chính quyền địa phương quan tâm để phát triển kinh tế
Các hộ dân sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam luôn được chính quyền địa phương quan tâm để phát triển kinh tế

Tỉnh Kon Tum có đường biên giới quốc gia dài hơn 292 km tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia; khu vực biên giới của tỉnh có dân số gần 61.600 người, gồm 25 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 77%, sinh sống ở 99 thôn, làng thuộc 13 xã của 4 huyện biên giới, gồm: huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Ia H’Drai. 

Từ năm 2009 đến nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có hơn 1.000 người được Chủ tịch nước Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại các xã biên giới của huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei.

Nhằm tạo điều kiện cho người dân sau khi được nhập quốc tịch có điều kiện để phát triển kinh tế, có đầy đủ quyền công dân, chính quyền các cấp đã chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn tiến hành làm giấy khai sinh, cấp sổ hộ khẩu, làm chứng minh thư theo đúng quy định. Đảm bảo quyền công dân và trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, được hỗ trợ đầy đủ các chế độ để học tập.

Điển hình là huyện Ngọc Hồi có đường biên giới dài hơn 64 km, có 05 xã tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia. Bà con giữa các xã giáp biên với Lào thường xuyên qua lại thăm thân nhân, trong đó có một số công dân của Lào đã kết hôn không giá thú và sinh sống tại địa phương. 

Trước thực trạng đó, huyện Ngọc Hồi đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, Trung ương lập thủ tục trình Chủ tịch nước xem xét quyết định cho nhập quốc tịch đối với 23 công dân. Sau khi được nhập quốc tịch, huyện Ngọc Hồi đã chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn tiến hành làm giấy khai sinh, cấp sổ hộ khẩu, làm chứng minh thư cho công dân theo đúng quy định.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới xây khang trang, vợ chồng anh Thao Tui và chị Nàng Thơng ở thôn Iệc, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi cho biết: Anh Thao Tui sang sinh sống ở thôn Lệc từ năm 2007, do không có quốc tịch nên khi lập gia đình và sinh con anh không thể làm được giấy kết hôn và các con khai sinh không có tên bố. Năm 2019, sau khi được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho nhập quốc tịch Việt Nam, cuộc sống của anh đã có nhiều đổi khác. Nhập quốc tịch rồi thì được làm giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng minh thư, con cái được đi học thuận lợi.

Ông Tống Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi cho biết: Trên địa bàn xã có 12 công dân được nhập quốc tịch, chính quyền xã luôn quan tâm hỗ trợ về mọi mặt, như hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ cây con giống để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Qua rà soát, thì hiện có 9/12 hộ có nhà ở được kiên cố và không có hộ nào thuộc diện hộ nghèo.

Hạ tầng giao thông ở khu vực biên giới được quan tâm đầu tư giúp Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội
Hạ tầng giao thông ở khu vực biên giới đã được quan tâm đầu tư giúp Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Đăk Glei cũng là địa phương có nhiều công dân được nhập quốc tịch. Sau khi nhập quốc tịch Việt Nam, các gia đình được cấp đất, hỗ trợ cây con giống để phát triển kinh tế, con cháu học hành. Ông A Chang, già làng thôn Măng Rao, Xã Đăk Pék, Huyện Đăk Glei phấn khởi cho hay: Điều vui nhất là các con cháu được khai sinh, được làm hộ khẩu, các cháu được đến trường và hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước cũng quan tâm đầu tư điện, đường, trường học, trạm y tế. Nhiều hộ được vay vốn, được phát triển kinh tế, phát triển chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo. Bà con bây giờ phấn khởi lắm, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Theo ông Huỳnh Ngọc Ly, Chủ tịch UBND xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, từ năm 2009 đến nay, trên địa bàn xã có 31 người được nhập quốc tịch Việt Nam, số công dân này thuộc diện có vợ hoặc chồng là người Việt Nam, sinh sống ở 06 thôn gần khu vực biên giới. Với sự quan tâm của chính quyền xã, thì các công dân này đã nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống ở Việt Nam, an tâm sinh sống, lao động sản xuất.

Ngoài việc hỗ trợ hoàn thiện các giấy tờ tùy thân cho các công dân được nhập quốc tich, chính quyền địa phương còn quan tâm hỗ trợ cây con giống, hướng dẫn kỹ thuật để các hộ phát triển sản xuất;  tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng nhà và phát triển kinh tế.

 Nhờ vậy, đời sống của người dân sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có sự chuyển biến rõ nét. Từ chỗ hơn 50% là người nghèo, đến nay đã giảm xuốngcòn hơn 20%, tỷ lệ hộ khá ngày càng tăng. Bà con đang ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới ngày một ấm no hạnh phúc, góp phần chung tay xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.