Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
  • Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Kinh Lá Buông”

    Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Kinh Lá Buông”

    Tìm trong di sản - 18:50, 11/05/2023

    Ngày 11/5, tại chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang cùng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Kinh Lá Buông”.
  • Không gian mới của Then

    Không gian mới của Then

    Tìm trong di sản - 23:34, 09/05/2023

    Với người Tày, Nùng xứ Tuyên, Then là một món quà, một đặc ân. Trước kia, người ta thường gọi nghi lễ hay nghệ thuật diễn xướng Then. Nhưng ngày nay, Then được nâng tầm thành di sản với nghĩa nội hàm lớn hơn. Từ khi UNESCO công nhận Then là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại, Then càng có cơ hội hiện diện và lan tỏa.
  • Gia Lai: Đồng bào Gia Rai làng Jrăng Krăi cúng nhà rông mới

    Gia Lai: Đồng bào Gia Rai làng Jrăng Krăi cúng nhà rông mới

    Tìm trong di sản - 14:30, 07/05/2023

    Trong 2 ngày 6 - 7/5, tại Nhà văn hóa làng Jrăng Krăi (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, Gia Lai), dân làng Jrăng Krăi hân hoan tổ chức Lễ cúng nhà rông mới, nhằm cảm tạ thần linh đã phù hộ dân làng và cầu mong được bình an, ấm no, sung túc.
  • Bảo tồn sách lá buông của người Chăm

    Bảo tồn sách lá buông của người Chăm

    Tìm trong di sản - 08:33, 05/05/2023

    Chữ viết của người Chăm xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Đồng Yên Châu (Trà Kiệu - Quảng Nam) vào thế kỷ thứ IV. Người Chăm viết chữ trên nhiều chất liệu khác nhau, như khắc chữ trên đá, gỗ, kim loại, viết chữ trên giấy, da thú, tre và vải. Trong đó, có việc khắc chữ trên chất liệu lá buông. Đến nay, các chức sắc người Chăm vẫn còn sử dụng trong giao tiếp hành chính, ghi chép địa bạ, luật tục, văn chương và kinh kệ.
  • Nhà sưu tầm cổ vật văn hóa ở Cao nguyên Lang Biang

    Nhà sưu tầm cổ vật văn hóa ở Cao nguyên Lang Biang

    Tìm trong di sản - 23:09, 26/04/2023

    Sau hơn 20 năm theo đuổi niềm đam mê sưu tầm các vật dụng gắn với đời sống người đồng bào DTTS Tây Nguyên, đến nay, anh Nguyễn Quốc Dũng (46 tuổi) ở Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã sở hữu một bộ sưu tập với khoảng 5.000 hiện vật, cổ vật quý hiếm.
  • Sức sống mãnh liệt của múa rối nước Đào Thục

    Sức sống mãnh liệt của múa rối nước Đào Thục

    Tìm trong di sản - 11:59, 25/04/2023

    Múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, là di sản văn hóa quý giá được lưu truyền qua bao đời. Trải qua bao thăng trầm, nhưng với tâm huyết và tình yêu nghệ thuật, những nghệ nhân - nông dân làng rối nước Đào Thục vẫn duy trì được sức sống của nghệ thuật dân gian truyền thống này. Không những thế, họ còn đưa nghệ thuật múa rối nước bay xa, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Khu di tích Đèo Văn Long, tỉnh Lai Châu: Một sự hoang tàn, đổ nát (Bài 2)

    Khu di tích Đèo Văn Long, tỉnh Lai Châu: Một sự hoang tàn, đổ nát (Bài 2)

    Tìm trong di sản - 18:06, 22/04/2023

    Giặc tan, đó là lúc đồng bào Thái nơi ngã ba sông Đà tự “kết thúc” những năm tháng “phi nông nghiệp” một cách bất đắc dĩ, để tính đến nay, thấm thoắt đã gần hai phần ba thế kỷ gắn bó với công việc bề bộn nông tang. Cạnh di tích Đèo Văn Long hiện giờ là trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Lê Lợi và Trường Trung học Cơ sở Nậm Na (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu).
  • Bảo tồn Ariya - Kho tàng tri thức dân gian của người Chăm

    Bảo tồn Ariya - Kho tàng tri thức dân gian của người Chăm

    Tìm trong di sản - 16:38, 20/04/2023

    Ariya của người Chăm được xem là kho tàng tri thức dân gian quý giá, gồm những tác phẩm văn chương với nhiều thể loại khác nhau, như thơ ca, tráng ca, sử thi, gia huấn ca... nội dung mang ý nghĩa về giáo dục hình thành nhân cách cho con người, ý thức về cội nguồn, thể hiện lòng hiếu thảo, thiện tâm trong đối nhân xử thế... Tuy nhiên theo thời gian, Ariya không còn phổ biến như xưa và ngày càng mai một và nguy cơ thất truyền…
  • Khu di tích Đèo Văn Long, tỉnh Lai Châu: Những điều còn ít người biết (Bài 1)

    Khu di tích Đèo Văn Long, tỉnh Lai Châu: Những điều còn ít người biết (Bài 1)

    Tìm trong di sản - 16:29, 20/04/2023

    Trong lịch sử hình thành và phát triển hơn 1 thế kỷ của tỉnh Lai Châu cũ (nay là hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên), có gần một nửa thời gian (hơn 50 năm) vùng đất này nằm dưới quyền cai trị của cha con dòng dõi họ Đèo. Hiện nay, tại xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cũ), còn đó khu di tích ghi dấu thời thống khổ của Nhân dân vùng ngã ba sông Đà nói riêng, Nhân dân hai tỉnh Điện Biên - Lai Châu nói chung...
  • Đắk Lắk: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

    Đắk Lắk: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

    Tìm trong di sản - 20:09, 19/04/2023

    Ngày 19/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức Lễ khởi động Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Dự án được Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tài trợ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn.