Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Rào Tre ngày trở lại

Ngọc Ánh - Phạm Tiến - 10:56, 08/10/2023

Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, bản Rào Tre đã “khoác lên mình” tấm áo mới. Đường vào bản không còn như “sợi chỉ vàng” vắt vẻo lưng chừng mây như trước. Thay vào đó là con đường nhựa bạt núi, nối với đường mòn Hồ Chí Minh. An ninh vùng biên được đảm bảo, thế trận lòng dân thêm vững chắc.

(Bài kế hoạch):Rào Tre, ngày trở lại
Đường nội bản Rào Tre đã được đổ bê tông

Bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có 44 hộ/153 nhân khẩu đều là người Chứt. Nhờ thực hiện có hiệu quá các nguồn lực từ chương trình, chính sách dân tộc nên cơ sở hạ tầng thiết yếu ở Rào Tre có nhiều cải thiện. Đời sống đồng bào Chứt ở Rào Tre phát triển nhanh. Chương trình MTQG 1719 như tiếp thêm động lực để đồng bào Chứt ở Rào Tre bứt phá.

Nép mình bên dãy Ka Day hùng vĩ, những ngôi nhà của đồng bào Chứt hôm nay không còn trống hơ trống hoác như 10 năm về trước. Các căn nhà đã được ngăn cách bởi những hàng rào, thửa rau xanh mướt. Lúa nước và con trâu, con bò… cũng hiện hữu trong "bức tranh bản làng" của người Chứt với cách nuôi trồng, chăm sóc  khoa học hơn. 

(Bài kế hoạch):Rào Tre, ngày trở lại 1
Thực hiện Chương trình MTQG 1719, chính quyền địa phương đã cải tạo thêm 2,65ha đất để đồng bào trồng ngô, cỏ sữa phục vụ chăn nuôi

Với gần 3ha lúa nước, người Chứt đã làm chủ được lương thực. Từ cuộc sống du canh du cư với lối canh tác “chặt, đối, cốt, trỉa”, giờ đây đồng bào Chứt ở Rào Tre đã thâm canh lúa nước. Trong bản, ngày càng xuất hiện nhiều hộ gia đình khá giả. Gia đình Trưởng bản Hồ Thị Kiên là một ví dụ điển hình. Hiện nay, gia đình chị có 4 con trâu, bò, ngoài ra, còn nuôi thêm lợn, gà… Không những đủ ăn mà gia đình chị còn có để bán. Đủ cái ăn, có thêm tiền nên các con chị Kiên được chăm sóc, học hành đầy đủ.

Thực hiện Dự án 1 trong Chương trình MTQG 1719, địa phương đã tập trung cải tạo thêm 2,65 ha đất ven sông Ngàn Sâu để bà con canh tác. Đồng thời, tổ chức làm đất, xây dựng hàng rào để đồng bào trồng ngô, cỏ sữa phục vụ nuôi bò sinh sản. Để giúp đồng bào phát triển kinh tế, chính quyền địa phương còn hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trồng trọt.

Chị Hồ Thị Bình ở bản Rào Tre phấn khởi: "Khi biết có dự án hỗ trợ bà con chăn nuôi bò, chúng tôi rất vui. Chúng tôi sẽ học thêm cách làm ăn để thoát nghèo, tự lập trong cuộc sống".

Các tổ viên trong Tổ Sản xuất ở bản Rào Tre được hỗ trợ xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi
Các tổ viên trong Tổ Sản xuất ở bản Rào Tre được hỗ trợ xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi

Cũng từ nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, xã Hương Liên đã thành lập Tổ sản xuất bản Rào Tre gồm 20 hộ hội viên, trong đó có 5 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo, 3 hộ thoát. Khi tham gia Tổ Sản xuất, các gia đình hội viên được hỗ trợ xây dựng chuồng trại phục vụ chăn nuôi, ngoài ra, Tổ Sản xuất được hỗ trợ 1 máy cày, mua sắm nông cụ khác như cuốc, cào… Cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, bản Rào Tre không còn xa xôi cách trở. Giờ đây, người Chứt ở Rào Tre đã quần tụ thành một xóm nhỏ của xã Hương Liên với đầy đủ các thiết chế như nhà văn hóa, đường giao thông thuận lợi… Trẻ em được đến trường đầy đủ.

Chương trình MTQG 1719 còn tạo ra động lực lớn thông qua các công trình công cộng để Rào Tre ngày càng khang trang hơn. Đơn cử, công trình điểm trường mầm non Rào Tre, với tổng mức đầu tư 2 tỷ đồng. Con đường nội bản cũng được đầu tư 1,75 tỷ đồng đổ bê tông phẳng lỳ từ đầu đến cuối bản… Từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, Rào Tre đã “khoác lên mình” tấm áo mới khang trang hơn. Cơ sở vật chất thay đổi theo hướng tích cực, đời sống của đồng bào cũng được nâng lên một bước. Để đồng bào Chứt phát triển sinh kế, chính quyền địa phương còn hỗ trợ cây, con giống để phát triển sản xuất. Nhờ đó thu nhập bình quân đồng bào Chứt ở Rào Tre đã được nâng lên 32,2 triệu đồng/người/năm.

Chương trình MTQG 1719 còn tạo ra động lực lớn thông qua các công trình công cộng để Rào Tre ngày càng trang hoàng hơn. Đơn cử, công trình điểm trường mầm non Rào Tre, với tổng mức đầu tư 2 tỷ đồng. Con đường nội bản cũng được đầu tư 1,75 tỷ đồng đổ bê tông phẳng lỳ từ đầu đến cuối bản… Từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, Rào Tre đã “khoác lên mình” tấm áo mới khang trang hơn. Cơ sở vật chất thay đổi theo hướng tích cực, đời sống đồng bào cũng được nâng lên một bước. Để đồng bào Chứt phát triển sinh kế, chính quyền địa phương còn hỗ trợ cây con giống để phát triển sản xuất. Nhờ đó thu nhập bình quân đồng bào Chứt ở Rào Tre đã được nâng lên 32,2 triệu đồng/người/năm.
Ở Rào Tre, những ngôi nhà đã không còn trống hơ trống hoác như trước. Thay vào đó là hàng rào chia ô, chia thửa và những thửa rau xanh mướt.

Với những bước thăng trầm trên chặng đường an cư ở Rào Tre, người Chứt đã có những bước tiến dài trên đường hội nhập. Chuyện học sinh người Chứt ở Rào Tre đỗ đại học tưởng chừng như khó nay đã trở thành hiện thực. Kỳ tuyển sinh năm học 2020 - 2021, em Hồ Thị Sương ở bản Rào Tre đỗ đại học như đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về giáo dục ở Rào Tre của người Chứt. Em Sương như là một minh chứng cho sự hội nhập toàn diện của người Chứt ở dưới chân núi Ka Đay, đó cũng là động lực mạnh mẽ cho nhiều thế hệ học sinh ở Rào Tre vươn lên lập thân, lập nghiệp bằng con đường học tập.

Ông Trần Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hương Khê đang triển khai một số dự án quan trọng, cấp thiết như Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất… trong đó có nhiều Dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tác động tích cực lên đời sồng đồng bào.

ùng với chính sách dân tộc, đồng bào Chứt đã thay đổi trong cách nghĩ cách làm nên đời sống được cải thiện
Cùng với chính sách dân tộc, đồng bào Chứt đã thay đổi trong cách nghĩ cách làm nên đời sống được cải thiện

Đời sống kinh tế - xã hội được cải thiện, cơ sở vật chất có bước đột phá, nhiều hủ tục lạc hậu của đồng bào Chứt ở Rào Tre theo đó cũng mất dần. Tin tưởng vào Chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước, đồng bào Chứt ở Rào Tre càng phát huy tinh thần trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. Đồng bào Chứt ở Rào Tre đoàn kết một lòng với chiến sĩ Tổ Biên phòng Rào Tre - Đồn Biên phòng Bản Giàng (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) xây dựng thế trận lòng dân vững chắc. Rào Tre trở thành “lũy thép” kiên cường chống lại các luận điệu xuyên tạc, thế lực thù địch để an ninh vùng biên luôn được đảm bảo, giữ vững.  

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.