Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Quay cuồng với các loại quỹ

PV - 10:37, 17/12/2018

Trong buổi giám sát của Quốc hội “Về thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018” vào tháng 12 mới đây, nhiều người không khỏi giật mình bởi số lượng các loại quỹ ngoài ngân sách.

Nhiều nơi, nếu người dân không đóng quỹ dân số thì không được làm giấy khai sinh. Nhiều nơi, nếu người dân không đóng quỹ dân số thì không được làm giấy khai sinh.

Hiện nay, ngoài 26 quỹ tài chính ngoài ngân sách hình thành từ chính sách, pháp luật và do Trung ương quản lý, ở địa phương cũng có rất nhiều loại quỹ. Trong đó, có quỹ rất lớn, cũng có quỹ nhỏ. Có thể kể sơ sơ một vài loại quỹ như: quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ từ thiện, quỹ khuyến học, quỹ chăm sóc người cao tuổi, quỹ vì người nghèo, quỹ phòng, chống ma túy…

Không thể phủ nhận việc hình thành quỹ là sự cần thiết để duy trì hoạt động xã hội. Thế nhưng việc đóng quá nhiều loại quỹ khiến cho người dân khó mà chịu đựng được. Hơn nữa, một vấn đề đáng bàn là các quỹ chưa thực sự công khai minh bạch.

Có một sự thật là hiện nay, chúng ta rất khó để thống kê chính xác người dân đang phải đóng bao nhiêu loại quỹ? Và điều gì sẽ xảy ra nếu cứ mỗi luật chuyên ngành lại “đẻ” ra một loại quỹ, nếu các địa phương thu quỹ vô tội vạ trong khi bản thân người đóng thì không biết nó được dùng làm gì? Hiệu quả ra sao?

Hơn nữa, những loại quỹ dù là mang tính “tự nguyện”, “không bắt buộc” nhưng thực tế là không tự nguyện không xong.

Riêng các địa phương, mỗi nơi lại có số lượng quỹ khác nhau, như Quảng Ninh có tới 21 quỹ, An Giang 20 quỹ, Điện Biên 9 quỹ, Ninh Bình 8 quỹ… Theo quy định tại Nghị định 94/2014/ ngoài quỹ Phòng, chống thiên tai là loại quỹ bắt buộc, các loại quỹ khác thì tùy từng địa phương quy định, nhưng phải trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc.

“Phép vua” thì như vậy, nhưng “lệ làng” lại là chuyện khác. Hằng năm, người dân phải đóng rất nhiều loại từ quỹ “tự nguyện” như: Ngoài quỹ còn có vô số khoản “quy thóc” đóng cho các thiết chế văn hóa, hạ tầng dân cư. Và vấn đề chính là ở chỗ dù là đóng góp tự nguyện, chỉ mang tính vận động không bắt buộc nhưng hầu như người nào, nhà nào cũng phải đóng.

Nói như vậy để thấy rằng, lựa chọn chuyên đề “quản lý sử dụng quỹ ngoài ngân sách” để giám sát của Quốc hội là một quyết định sáng suốt. Nhưng nếu đã giám sát, mong Quốc hội quan tâm cả đến những loại quỹ “tự nguyện, không bắt buộc”. Bởi từ lâu nó thực sự đã tạo ra gánh nặng cho người dân, gây ra những phản ứng âm ỉ trong xã hội.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!