Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Yên (Quảng Ninh): Xử lý nghiêm tình trạng ngư dân tự ý kéo lồng bè nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường

Thiên An - 16:50, 26/03/2023

Trước tình trạng, nhiều ngư dân thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) tự ý kéo lồng bè nuôi trồng thủy sản về khu vực sông Chanh, sông Rút để nuôi trồng, gây ô nhiễm môi trường và gây mất an toàn giao thông đường thủy, chính quyền địa phương, Công an cùng lực lượng liên ngành thị xã đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm.

Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tháo dỡ bè, mảng không đúng quy định
Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tháo dỡ bè, mảng không đúng quy định

Thị xã Quảng Yên có nhiều thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), nhất là nuôi bằng lồng bè. Hiện, trên địa bàn thị xã có gần 7.300 ha NTTS, chủ yếu là nuôi hàu, hà, cá song... trong đó, có 843ha nuôi hàu, hà bằng lồng bè; sản lượng khoảng 4 - 5 vạn tấn/năm; doanh thu đạt 80 - 100 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, hình thức NTTS lồng bè trên địa bàn thị xã Quảng Yên đang ngày càng phát sinh nhiều bất cập.

Để hàu, hà nuôi phát triển nhanh, ngư dân thường kéo lồng, bè về các khu vực có độ mặn thấp, vị trí địa lý và luồng lạch, vịnh kín gió. Do đó, vào mùa khô, tại khu vực sông Chanh, sông Rút thường xuất hiện lồng bè được ngư dân tự ý kéo về để nuôi dưỡng.

Trước tình trạng lồng bè nằm ngổn ngang dưới mặt nước không theo hàng lối; có những bè, mảng lấn chiếm tới 1/3 bề mặt của sông Chanh, gây cản trở đến giao thông đường thủy, chính quyền địa phương và công an cùng lực lượng liên ngành thị xã Quảng Yên đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm.

Quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng chức năng tập trung vào các lỗi vi phạm như: Đặt dụng cụ, để phương tiện khai thác NTTS, hải sản trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện…

Lực lượng chức năng thị xã Quảng Yên kiểm tra bè nuôi trồng thủy sản. ( Ảnh: Nguyễn Tấn)
Lực lượng chức năng thị xã Quảng Yên kiểm tra bè nuôi trồng thủy sản. ( Ảnh: Nguyễn Tấn)

Thượng tá Nguyễn Khánh Toàn, Phó Trưởng Công an thị xã Quảng Yên cho biết: Tất cả các lồng bè được ngư dân tự ý kéo vào NTTS không đúng quy định, đều phải di chuyển ra khỏi khu vực sông Chanh, sông Rút và các khu vực khác.

Trong thời hạn 3 ngày kể, từ sau khi kiểm tra và ra thông báo, đối với các trường hợp cố tình không di chuyển, lực lượng chức năng sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp cưỡng chế di chuyển; nhất là khu vực lồng bè neo đậu ở các khu vực gầm cầu, vi phạm vào thượng lưu, hạ lưu cây cầu sẽ ưu tiên giải toả.

Để nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương, chiều ngày 19/3, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ nhiệm Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh cũng đã đi khảo sát thực địa, nắm tình hình toàn tuyến đường sông do TX Quảng Yên quản lý.

Ông Nguyễn Đức Thành cũng đã đề nghị, các cơ quan chuyên môn của thị xã Quảng Yên phối hợp với các sở, ngành liên quan... nhanh chóng quy hoạch vùng nuôi, để ngư dân có vùng nuôi đúng quy định; Đồng thời, địa phương cũng lên kế hoạch định hướng cho người dân về đối tượng con nuôi cho phù hợp với thực tiễn sông nước của địa phương; tránh việc nuôi ồ ạt, làm ảnh hưởng đến nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.