Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngư dân miền Tây Nam Bộ nỗ lực gỡ “thẻ vàng”: 180 ngày và đêm với IUU (Bài 1)

N.Tâm - 20:12, 15/03/2023

Nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về thủy sản, các quy định về phòng, chống khai thác hải sản trái phép (IUU), các tỉnh có vùng biên giới biển khu vực Tây Nam Bộ đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp hành động trong 180 ngày để thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) trong việc gỡ “thẻ vàng” IUU, đồng thời xây dựng chiến lược lâu dài trong việc chống IUU. Tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương cùng cả nước quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu lấy lại “thẻ xanh” cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU.

Dù ngày hay đêm các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Cà Mau luôn có mặt 24/24 với ngư dân bám biển
Dù ngày hay đêm, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Cà Mau luôn có mặt 24/24h với ngư dân bám biển

Hành khúc” 180 ngày và đêm với IUU

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau với vị trí có 3 mặt giáp biển, có bờ biển dài nhất nước với 254 km, 87 cửa sông lớn - nhỏ ra biển. Kinh tế biển luôn được lãnh đạo tỉnh xác định là mũi nhọn, mang lại kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt trên 1 tỷ USD.

Tình hình chống IUU sau 5 năm Việt Nam bị EC cảnh báo "thẻ vàng" đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên để gỡ được “thẻ vàng” là phải thay đổi nhận thức của ngư dân trong công tác phòng chống IUU, đây cũng là cơ hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững nghề cá.

Đại tá Nguyễn Văn Ngọc - Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau cho biết: Chúng tôi luôn xác định tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân là giải pháp căn bản, xuyên suốt trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU. Để làm tốt và hiệu quả nội dung trên, BĐBP tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến ngư dân, chủ tàu, thuyền trưởng trên địa bàn nâng cao nhận thức, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là Luật Thủy sản và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng chống IUU. 

Tại các Đồn Biên phòng (ĐBP), giao nhiệm vụ cho đảng viên ĐBP phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới biển tiến hành tuyên truyền, vận động đối với các chủ cơ sở khai thác, sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Hướng dẫn cho ngư dân nhận biết được ranh giới vùng biển Việt Nam với các nước nhằm cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm. 

Trao đổi, thống nhất với các lực lượng chức năng, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương công khai các vụ việc vi phạm, xử theo quy định của pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, cảnh báo, răn đe hậu quả hành vi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Theo Trung tá Lê Thanh Sử - Chính trị viên ĐBP Rạch Gốc cho biết: Để bảo đảm việc kiểm soát 100% lượng tàu xuất bến đi khai thác, chúng tôi đã bố trí lực lượng trực ngày và đêm. Luôn tạo điều kiện cho các phương tiện thuận lợi ra khơi đúng pháp luật; đồng thời, kiên quyết phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các phương tiện trên vùng biển.

Thiếu tá Trần Thanh Ngoan phát thư của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kêu gọi Ngư dân tích cực hưởng ứng chống khai thác IUU
Thiếu tá Trần Thanh Ngoan phát thư của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kêu gọi Ngư dân tích cực hưởng ứng chống khai thác IUU

... Ngư dân phải tự tháo thẻ cho chính mình

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống IUU. Trong đó, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, tăng cường giám sát, xử lý vi phạm nếu tàu cá cố tình để mất kết nối, vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài. 

Theo ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh về chống khai thác IUU cho biết: Tỉnh Cà Mau đã cụ thể hóa bằng các nghị quyết, kế hoạch, chương trình, xác định rõ chủ trương, giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác IUU, đặc biệt là ngăn chặn tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài nhằm mục đích để gỡ “thẻ vàng” của EC và hướng tới mục tiêu hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản bền vững. 

Chúng ta có cả hệ thống tuyên truyền, vận động, kêu gọi, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm nhưng đều nằm trên đất liền, còn vi phạm khai thác IUU thì nằm phạm vi biển rộng mênh mong, chỉ có ngư dân tự ý thức, nhận thức đầy đủ và chính họ là đưa mục tiêu việc tháo “thẻ vàng” sớm nhất.

Tất cả các điểm làm thủ tục cho tàu ra khơi đều có phát tời rơi, thư kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh và băng rôn
Tất cả các điểm làm thủ tục cho tàu ra khơi đều có phát tời rơi, thư kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh và băng rôn

Theo lời của ông Sử, chúng tôi đi tìm hiểu tại các ĐBP Sông Đốc, nơi có đông tàu thuyền xuất bến đông nhất, để được nghe ngư dân nói về nhận thức của mình trong chống khai thác IUU. Ông Võ Tấn Đạt - thuyền trưởng tàu Lợi Tiền 4 (CM-99738-TS), Thị Trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân cho biết: “Lúc nào chúng tôi đến làm thủ tục đều được các chiến sĩ Biên phòng hướng dẫn và dặn dò, còn riêng cá nhân tôi luôn thực hiện đúng quy định pháp luật về khai thác hải sản, trong đó chú ý nhất là đường biên giới nước bạn và giữ liên lạc trên thiết bị thông tin của tàu. Khi phát hiện tàu có dấu hiệu vi phạm lập tức liên lạc về đất liền để kịp thời ngăn chặn. Chúng tôi cũng ý thức được việc khai thác đúng vùng biển của Việt Nam không vi phạm, thì sản hải của mình thuận lợi trong xuất khẩu, giá thành cao hơn, chúng tôi là những người hưởng lợi đầu tiên khi hải sản có giá tốt”.

Còn anh Võ Văn Chuông - chủ phương tiện tàu CM-91283-TS chia sẻ: "Không bao giờ tàu tôi vi phạm về khai thác trái phép. Bởi tôi biết rằng khi Nhà nước cấm là để tránh hệ lụy và liên quan đến lợi ích quốc gia. Tôi là chủ phương tiện và là thuyền trưởng, nên đi đến đâu tôi cũng tuyên truyền, nhắc nhở ngư dân rằng, gỡ được “thẻ vàng” hay không là do ngư dân mình, đồng thời có lợi trước tiên cũng chính mình”.

Chia tay ĐBP Sông Đốc vào buổi trưa đứng bóng, chủ phương tiện đến làm thủ tục ra khơi vẫn còn tiếp tục, cũng như “tình khúc” 180 ngày và đêm với IUU của chiến sĩ BĐBP đã và đang tiếp diễn để góp phần cùng cả nước lấy lại “thẻ xanh” cũng như uy tín mà hải sản Việt Nam từng có.


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.