Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ninh: Nhiều hộ dân ở Vân Đồn sống “kẹt" giữa dự án lớn

Mỹ Dung - 05:51, 30/05/2024

“Khổ lắm, ruộng thì không canh tác được, nhà thì đổ sập đến nơi mà không được sửa. Mà cả gần chục năm nay rồi chứ có ít đâu!”, đó là chia sẻ chung của không ít người dân thôn Khe Mai, xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khi rơi vào cảnh “đi không được mà ở cũng không xong” do nằm trong vùng giải phóng mặt bằng.

Do không được tu sửa vì nằm trong dự án, tuyến đường trong thôn Khe Mai đã xuống cấp nghiêm trọng
Do không được tu sửa vì nằm trong dự án, tuyến đường trong thôn Khe Mai đã xuống cấp nghiêm trọng

“Đi không được, ở cũng không xong”

Gần chục năm nay, 13 hộ dân ở thôn Khe Mai phải sống trong cảnh giao thông khó khăn, nhà cửa đổ sập nhưng không được sửa chữa, vì khu vực này từng thuộc diện giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Vân Đồn. Điển hình như căn nhà của bà Lê Thị Hải ở cuối thôn Khe Mai, giáp với Cảng HKQT Vân Đồn đã bị đổ sập một phần mái. 

Bà Hải kể, năm 1985, vợ chồng bà từ Thái Bình ra khu vực này lập nghiệp theo diện kinh tế mới. Đất ở, đất vườn của gia đình bà Hải có khoảng 5.000m2, sau khi đã tách cho các con. Lúc chưa có dự án, nhà cửa, công trình của gia đình đều ổn định. Nhưng từ khi dự án vào kiểm đếm xong, việc sửa chữa đều phải dừng lại nên giờ các công trình đã đổ sập như hiện nay.

“Hiện tại, chúng tôi đang phải sinh sống xen kẽ với những hộ đã được GPMB. Ruộng không thể canh tác vì không còn mương; nhà cửa xuống cấp. Chúng tôi rất mong các cấp chính quyền quan tâm giải quyết dứt điểm để ổn định cuộc sống”, bà Hải nói.

Bà Trương Thụy Tình, Phó Chủ tịch HĐND xã Đoàn Kết cho biết: Đây vốn là khu dân cư trù phú, hạ tầng tương đối thuận lợi. Từ khi dự án xen kẹp được triển khai, hầu hết các hộ dân đã được di chuyển đi nơi khác ổn định cuộc sống. Do đó, khu vực này hạ tầng giao thông, thủy lợi không còn được nâng cấp, gây khó khăn cho cuộc sống của những hộ dân còn lại.

Căn nhà của Lê Thị Hải đã bị đổ một phần mái mà không được tu sửa
Căn nhà của bà Lê Thị Hải đã bị đổ một phần mái mà không được tu sửa

Loay hoay hướng giải quyết

Dự án Khu xen kẹp giữa Cảng HKQT Vân Đồn, với tuyến đường giao thông trục chính nối các khu chức năng chính KKT Vân Đồn được triển khai từ năm 2016. Công tác GPMB thực hiện từ tháng 4/2017, với tổng số 129 hộ bị ảnh hưởng, diện tích khoảng 35,64ha. Đến nay, đã lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 116/129 hộ, với diện tích đã GPMB, bàn giao cho Nhà nước là 25,34ha.

Tuy nhiên, hiện còn 13 hộ dân (10 hộ có đất ở, 3 hộ có đất sản xuất nông nghiệp) bị ảnh hưởng chưa được lập phương án để thực hiện đền bù. Trong khi đó, công tác GPMB có nhiều phát sinh chi phí như, phải chi trả bổ sung cho các hộ dân do phải lập phương án bổ sung công trình ngầm, bổ sung theo quyết định giải quyết khiếu nại; nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ đã được UBND huyện phê duyệt nhưng không đồng ý nhận tiền.

Được biết, ngày 18/01/2022, UBND huyện Vân Đồn đã có văn bản báo cáo tỉnh Quảng Ninh về việc, đề nghị cấp bổ sung kinh phí cho huyện để bố trí nguồn kinh phí GPMB Khu xen kẹp giữa Cảng HKQT Vân Đồn với tuyến đường giao thông trục chính, nối các khu chức năng chính KKT Vân Đồn.

Tháng 02/2022, UBND tỉnh có văn bản giao UBND huyện tự cân đối ngân sách, bố trí kinh phí từ nguồn thu tiền sử dụng đất để tiếp tục GPMB phần diện tích còn lại, đồng thời giao Sở Tài chính hướng dẫn UBND huyện Vân Đồn thực hiện các thủ tục cân đối, bố trí ngân sách để thực hiện công tác GPMB.

Ngày 22/4/2022, Sở Tài chính có văn bản gửi UBND huyện Vân Đồn về việc mở tài khoản thanh toán vốn tại kho bạc không thực hiện được; đề nghị UBND huyện nghiên cứu, báo cáo UBND tỉnh cho phép lập dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết kiến nghị của cử tri khi thực hiện GPMB dự án đã có những vướng mắc, huyện đề xuất UBND tỉnh xem xét, có ý kiến chỉ đạo và giao các sở, ngành nghiên cứu, tiếp tục hướng dẫn huyện thực hiện việc lập, phê duyệt phương án chi trả tiền và bố trí tái định cư cho 13 hộ còn lại của dự án để các hộ yên tâm, ổn định cuộc sống.

Hiện tại để giải quyết vướng mắc trong bố trí kinh phí GPMB và giải quyết dứt điểm kiến nghị của 13 hộ dân, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp tục có đề xuất UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét chỉ đạo hướng giải quyết vụ việc.

Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Vân Đồn, UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện công tác GPMB đối với 13 hộ, dự kiến là trên 36 tỷ đồng và kinh phí do phê duyệt bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ khi giải quyết khiếu nại của 2 hộ dân, là trên 4,3 tỷ đồng. Ngày 01/3/2023 Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý KKT Vân Đồn và huyện Vân Đồn để bàn hướng giải quyết.

Tuy nhiên, theo nội dung văn bản số 2061 của Sở Tài chính, do dự án chưa đủ điều kiện để cấp mã số quan hệ ngân sách, việc mở tài khoản thanh toán vốn ngân sách tại Kho bạc Nhà nước Vân Đồn không thực hiện được. Do đó, phải thực hiện lập dự án đầu tư theo quy trình dự án đầu tư công được quy định tại Luật Đầu tư công 2019. Và như vậy đề nghị của huyện Vân Đồn không thực hiện được việc bố trí kinh phí theo văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính.

Được biết, hiện tại để giải quyết vướng mắc trong bố trí kinh phí GPMB và giải quyết dứt điểm kiến nghị của 13 hộ dân sớm thoát khỏi cảnh sống "kẹt" giữa dự án lớn, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp tục có đề xuất UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét chỉ đạo hướng giải quyết vụ việc.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.