Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ngãi: Triển khai mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng năm 2022

Vân khánh - 10:22, 11/11/2022

Từ tháng 7 - 12/2022, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành triển khai mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thuộc Chương trình “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025. Mô hình được thực hiện tại thôn Cà Xen, xã Long Môn, huyện vùng cao Minh Long.

Long Môn là một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện Minh Long (Quảng Ngãi). Người dân vẫn lưu giữ phương thức và kỹ thuật canh tác nông nghiệp lạc hậu, dẫn tới năng suất và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch không cao, tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm thường xuyên xảy ra.

Để cải thiện thực trạng này, Chi cục Phát triển nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn thôn Cà Xen để triển khai mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng, với tổng kinh phí 555 triệu đồng. Mục đích nhằm hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng và tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo; ưu tiên hộ có trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai để cải thiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi.

Chuyên gia tổ chức FAO và đoàn công tác của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kiểm tra mô hình nuôi gà ở thôn Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây. (Ảnh: TL)
Chuyên gia tổ chức FAO và đoàn công tác của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kiểm tra mô hình nuôi gà ở thôn Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây. (Ảnh: TL)

Tham gia mô hình có 30 hộ dân, bao gồm 26 hộ cận nghèo và 4 hộ mới thoát nghèo. Mỗi hộ được hỗ trợ 40 con vịt giống và vài trăm con cá giống (trắm cỏ, rô phi). Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Minh Long được giao nhiệm vụ, tập huấn kỹ thuật để các hộ dân nắm bắt kỹ cách nuôi để đạt hiệu quả nhất. 

Ngoài việc chế biến vịt, cá thành thức ăn sử dụng trong bữa ăn gia đình hằng ngày để tăng dưỡng chất, nâng cao thể trạng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, còi cọc… người dân còn có thể hướng tới việc nhân rộng đàn để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Trước đó, năm 2019 và 2020, Quảng Ngãi là 1 trong 3 địa phương của cả nước được chọn thí điểm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025. Kết quả đã có 130 hộ gia đình ở các xã Sơn Liên, Sơn Long (huyện Sơn Tây) và Long Mai (huyện Minh Long) được chọn thực hiện thí điểm. 

Đây là những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo từ 45 - 60%, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em trên 30%.Tham gia mô hình, mỗi gia đình được cấp 40 con gà siêu trứng, vịt xiêm và cấp thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc, kiến thức sử dụng và chế biến sản phẩm. Tổng kinh phí hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng. Sau 3 năm triển khai, mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân cải thiện bữa ăn gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ngoài ra, tham gia mô hình, các hộ dân được tham gia các lớp tập huấn về tổ hợp tác, dinh dưỡng tại hộ gia đình và kỹ thuật chăn nuôi để tiếp cận, làm quen về thành lập tổ hợp tác, tiếp cận thông tin và kiến thức sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng (lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh). 

Qua các lớp tập huấn, người dân trao đổi thông tin về chế dộ dinh dưỡng tại hộ, giúp nắm bắt về cách bảo quản chế biến lương thực thực phẩm, sử dụng khẩu phần đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em, góp phần cải thiện tầm vóc cho trẻ và nâng cao thêm thu nhập tại hộ gia đình.

Ông Ngô Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hình thức hỗ trợ xuất phát từ nhu cầu của người dân, phù hợp với điều kiện của địa phương nên mô hình mang lại hiệu quả cao. 

Qua đó, giúp cải thiện thu nhập, dinh dưỡng cho bữa ăn và thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Mô hình cũng tạo hiệu ứng lan toả, nâng cao ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân ở khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.