Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Quảng Ngãi: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

L.Phương - 08:45, 27/06/2023

Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đang được tỉnh Quảng Ngãi tập trung chỉ đạo các địa phương khẩn trương thực hiện. Đến nay, nhiều công trình đã được khởi công, hứa hẹn làm thay đổi nhanh diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.

 Hạ tầng giao thông thiết yếu được đầu tư giúp đồng bào đi lại thuận tiện
Hạ tầng giao thông thiết yếu được đầu tư giúp đồng bào đi lại thuận tiện

Trong giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi phân bổ hơn 628 tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách Trung ương và tỉnh để thực hiện Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, huyện Sơn Hà được phân bổ hơn 125 tỷ đồng; huyện Sơn Tây gần 122 tỷ đồng; huyện Trà Bồng hơn 164 tỷ đồng; huyện Ba Tơ trên 176 tỷ đồng; huyện Minh Long gần 37 tỷ đồng và huyện Nghĩa Hành gần 3 tỷ đồng.

Theo bà Đinh Thị Xuân Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Long, nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đóng vai trò quan trọng, giúp địa phương tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, năm 2022, huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình tạo diện mạo mới cho địa phương và phục vụ người dân.

Tại Sơn Tây, năm 2022, huyện có 25 hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu được cấp vốn từ Chương trình MTQG để đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa. Trong đó, xây mới, nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất như: đập thủy lợi Mang Rễ, Tà Ngàm (xã Sơn Lập), đập Tà Vanh (xã Sơn Màu)... 

Dự kiến, khi các công trình hoàn thành sẽ phục vụ nước tưới cho gần 66 ha. Ngoài ra, huyện cũng đầu tư xây dựng, nâng cấp 13 tuyến đường dân sinh ở một số xã và 1 tuyến đường vào khu sản xuất Mang Rít (xã Sơn Tân); sửa chữa các công trình nhà văn hóa cộng đồng thôn, chợ huyện Sơn Tây...

Tại huyện miền núi Sơn Hà, thông qua các nguồn vốn, huyện đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương. Trong đó, tuyến đường bê tông từ thôn Làng Ranh về trung tâm xã Sơn Ba vừa hoàn thành trong năm 2022. 

Từ khi có đường mới bê tông, người dân thôn Làng Ranh rất phấn khởi. Việc đi lại học hành của con em trong thôn, rồi bà con vận chuyển keo, mì và các sản phẩm nông nghiệp rất thuận lợi.

Anh Đinh Văn Vin, thôn Làng Ranh, xã Sơn Ba cho hay: Trước kia, bà con chúng tôi đi lại rất khó. Giờ nhà nước đầu tư đường mới bà con rất vui mừng. Có đường mới việc chở hàng rất thuận lợi, tạo cho người dân chúng tôi rất nhiều.

Các huyện miền núi Quảng Ngãi đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông
Các huyện miền núi Quảng Ngãi đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông

Bà Đinh Thị Trà, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết: Sơn Hà được xác định là trung tâm kết nối các huyện miền núi như Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long. Ðây là thuận lợi trong việc liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa bền vững ở miền núi Quảng Ngãi. Do vậy, việc đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Sơn Hà luôn được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước.

"Hiện nay, 100% tuyến đường về các xã ở huyện Sơn Hà đã được bê tông, nhựa hóa. Tuyến đường về các thôn bản cũng đã được kiên cố trên 70%. Giao thông được kết nối thuận lợi đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho người dân", bà Trà cho hay.

Huyện Trà Bồng cũng đang đầu tư, nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông trọng yếu về các xã, thôn phía Tây của huyện như, tuyến Trà Phong - Trà Thanh; Trà Phong - Trà Xinh; tuyến đường thôn Trà Niu, xã Trà Phong…

Đến nay, 100% tuyến đường về các xã đã được nhựa hóa, gần 80% tuyến đường về các thôn cũng đã được cứng hóa, đảm bảo an toàn giao thông cho người dân khi đi lại trên tuyến đường này, tránh ách tắc khi thiên tai bão lũ xảy ra, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xóa đói giảm nghèo cho người dân trong vùng.

Năm 2023, huyện tiếp tục thi công 10 công trình như: Đường vào khu sản xuất Gò Chanh (xã Long Hiệp), nâng cấp kênh mương Hố Cái - Cầu Trăng, thôn Dư Hữu, nghĩa trang nhân dân thôn Long Thượng (đều thuộc xã Long Mai)..., với kinh phí 8,7 tỷ đồng.

Theo ông Trần Văn Mẫn - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, thời gian qua, cơ sở hạ tầng giao thông thiết yếu ở miền núi đã được tỉnh ưu tiên đầu tư, cơ bản đảm bảo phục vụ cho nhu cầu dân sinh. Tuy nhiên, hạ tầng phục vụ cho sản xuất vẫn còn nhiều bất cập. 

“Thời gian tới, tỉnh cũng đã chỉ đạo các địa phương miền núi đẩy nhanh công tác quy hoạch những vùng sản xuất tập trung. Từ đó, sử dụng nguồn lực của Chương trình MTQG 1719 để đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu vùng sản xuất tập trung, tạo cơ hội để vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tỉnh phát triển bền vững”, ông Mẫn chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận