Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Quảng Ngãi: Phân bổ hơn 326 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi

T.Nhân - H.Trường - 05:13, 08/04/2024

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 22 để thông qua 15 Nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Đáng chú ý là quyết định ưu tiên điều chỉnh vốn xây dựng nông thôn mới (NTM) ở 5 huyện miền núi.

Nguồn vốn xây dựng NTM giúp các địa phương miền núi Quảng Ngãi xây dựng nhiều công trình phục vụ dân sinh
Nguồn vốn xây dựng NTM giúp các địa phương miền núi Quảng Ngãi xây dựng nhiều công trình phục vụ dân sinh

Cụ thể, HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua việc điều chỉnh gần 433 tỷ đồng vốn ngân sách tỉnh từ nguồn kế hoạch vốn trung hạn phân bổ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 để phân bổ cho 13 xã thuộc 5 huyện miền núi, tạo nguồn lực cho 13 xã miền núi này đạt các tiêu chí để được công nhận là xã NTM trong năm 2024 - 2025 với kinh phí được phân bổ đợt này là trên 326 tỷ đồng trong tổng số gần 433 tỷ.

Việc điều chuyển vốn xây dựng NTM sang tập trung cho các huyện miền núi lần này của tỉnh Quảng Ngãi được coi là cần thiết, khi mà việc xây dựng nông thôn mới ở các huyện miền núi gặp khó khăn, nhất là thiếu vốn để thực hiện. Kỳ họp cũng thông qua danh mục 388 dự án với tổng vốn gần 446 tỷ đồng được tỉnh Quảng Ngãi cho kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách địa phương của năm 2023 sang 2024.

Qua hơn 13 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay tỉnh Quảng Ngãi có 8/64 xã miền núi đạt chuẩn NTM. Giai đoạn 2021 - 2025, địa phương đặt ra mục tiêu đưa thêm 13 xã miền núi về đích NTM. Để thực hiện mục tiêu này, chính quyền địa phương đang tập trung tháo gỡ khó khăn, tận dụng mọi nguồn lực để sớm hoàn thành các chỉ tiêu.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận