Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ngãi: Nông dân gặp nhiều khó khăn vì giá phân bón tăng cao

Ái Kiều - 17:56, 08/12/2021

So với cùng kỳ năm trước, giá phân bón các loại hiện nay tăng từ 1,5 đến hơn 2 lần. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao khiến nông dân lo lắng khi vụ sản xuất mới đang cận kề.

Phân bón tăng giá từ 1,5 đến hơn 2 lần so với vụ Đông Xuân 2020 - 2021 khiến nông dân lo lắng.
Phân bón tăng giá từ 1,5 đến hơn 2 lần so với vụ Đông Xuân 2020 - 2021 khiến nông dân lo lắng.

Vụ Đông Xuân năm trước, giá phân urê dao động từ 430 - 450 nghìn đồng/bao. Nhưng bước vào vụ sản xuất Đông Xuân năm nay, giá các loại phân bón trên thị trường đều tăng đột biến, từ 1,5 - 2 lần. Thời điểm này, phân urê có giá 950 nghìn đồng/bao; phân NPK từ 900 - 1 triệu đồng/bao. Điều khiến nông dân lo lắng là, hiện nay giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Bà Phạm Thị Lệ Tiên, chủ một đại lý vật tư nông nghiệp ở xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa) cho biết, tất cả các loại phân bón đều tăng giá, có loại tăng hơn gấp 2 lần. Mỗi ngày, các công ty phân bón đều thông báo phân tăng giá.

Sắp bước vào vụ sản xuất Đông Xuân, ông Phan Văn Sinh, ở thôn An Hội Bắc 2, xã Nghĩa Kỳ nhẩm tính: Để mua 1 bao phân urê, nông dân phải bán hơn 3 bao lúa. Thuốc diệt cỏ tháng trước có giá 50 nghìn đồng/chai nay đã 75 nghìn đồng. Phân, thuốc bảo vệ thực vật, công máy cày đều tăng, nhưng giá lúa lại không tăng.

Còn ông Nguyễn Tăng, ở thôn Đại An Đông 1, xã Hành Thuận (Nghĩa Hành) thì lo lắng: "Giá lúa không tăng mà phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng nên gây nhiều khó khăn cho nông dân. Mỗi sào ruộng nông dân phải mất thêm từ 200 - 300 nghìn đồng chi phí đầu tư. Giá lúa thì vẫn dao động từ 6.500 - 7.000 đồng/kg.

Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng giá là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội trong nhiều tháng qua. Đây là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của nông dân.

Theo Bộ Công Thương, phân bón là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhưng việc bình ổn rất khó khăn khi nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do giá nguyên liệu tăng dẫn đến giá thành tăng.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển, cũng tăng mạnh khiến chi phí đầu vào tăng.

Việc tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ đang là một trong những giải pháp quan trọng mà Bộ NN&PTNT khuyến khích giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Loại phân bón này không chỉ giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường mà còn tạo ra nông sản an toàn, chất lượng, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.