Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trà Vinh: Hiệu quả "Mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón thông minh chậm tan"

Như Lam - 09:26, 15/12/2020

Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh xây dựng “Mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón thông minh chậm tan” tại ấp Bến Thế, xã Tân Sơn, huyện Trà Cú, với quy mô 8,2 ha/12 hộ.

Mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón thông minh chậm tan ở Trà Vinh - TL
Mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón thông minh chậm tan ở Trà Vinh - TL

Quá trình thực hiện  mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón thông minh chậm tan cho thấy, lượng phân bón trong mô hình là 320 kg/ha, thấp hơn so với ruộng đối chứng 370 kg/ha (ruộng đối chứng sử dụng 690 kg/ha). Nông dân tham gia mô hình thực hiện đúng quy trình hướng dẫn từ khâu làm đất, gieo sạ với mật độ thưa 100 kg/ha, đồng loạt theo lịch khuyến cáo của địa phương. Đặc biệt chỉ bón vùi phân một lần ngay từ đầu vụ, giảm được chi phí chăm sóc (công bón phân, phun thuốc BVTV, chăm sóc,...), lúa sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế đổ ngã, ít bị sâu bệnh…

Năng suất lúa trong mô hình đạt 7,0 tấn/ha, ruộng đối chứng năng suất đạt 6,3 tấn/ha. Giá thành sản xuất lúa trong mô hình là 2.443 đồng/kg, ruộng đối chứng là 3.063 đồng/kg. Trong đó, việc giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao động góp phần quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm. Như vây, lợi nhuận trong mô hình đạt 24.895.000 đồng/ha, cao hơn ruộng đối chứng 6.390.000 đồng/ha (ruộng đối chứng cho lợi nhuận 18.505.000 đồng/ha).

Mô hình thực hiện đạt được kết quả cao, sẽ là mô hình điểm để người nông dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm và ứng dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

(Tin thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.