Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cà Mau: Nông dân đổi đời nhờ nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa

Như Lam - 14:56, 20/11/2020

Mô hình lúa - tôm là một trong những đột phá kinh tế của tỉnh Cà Mau trong những năm qua. Đặc biệt, hiện tại con tôm càng xanh đã khẳng định được giá t rị và vị thế trong quá trình phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân vùng sông nước này.

Nhiều hộ nông dân ở huyện Thới Bình trúng lớn mùa tôm càng xanh nuôi xen canh trên truộng lúa.
Nhiều hộ nông dân ở huyện Thới Bình trúng lớn mùa tôm càng xanh nuôi xen canh trên ruộng lúa.

Cà Mau là một trong các tỉnh tại ĐBSCL có diện tích nuôi tôm càng xanh phân bố tự nhiên, với sản lượng lớn. Năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 18.300ha nuôi tôm càng xanh, tăng 2,7% so với năm 2018 (chiếm khoảng 9,6% diện tích nuôi tôm càng xanh của cả nước).

Trong đó, nuôi tôm càng xanh tập trung chủ yếu tại các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP. Cà Mau.

Việc nôi tôm trong vuông không còn là lựa chọn duy nhất của nông dân ở ĐBSCL
Việc nuôi tôm trong vuông không còn là lựa chọn duy nhất của nông dân ở ĐBSCL

Hình thức nuôi tôm càng xanh chủ yếu là nuôi xen canh trong ruộng lúa; nuôi trong mương vườn, nuôi ghép với các loài thủy sản khác, mật độ nuôi bình quân khoảng 1,5 con/m2. Năng suất tôm càng xanh nuôi bình quân khoảng 245kg/ha/năm; sản lượng nuôi đạt trên 4.500 tấn/năm.

Trước bối cảnh tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải có các biện pháp thích ứng nhanh để giảm thiểu rủi ro, duy trì các hoạt động sản xuất, người dân luôn có những giải pháp để thích nghi, trong đó, nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa là điển hình.

Người dân kết hợp nuôi tôm trong ruộng lúa
Người dân kết hợp nuôi tôm trong ruộng lúa

Do môi trường trồng lúa phù hợp cho tôm càng xanh phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, tôm chỉ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên hoặc bổ sung một ít thức ăn chế biến nên hiệu quả kinh tế khá cao. Bên cạnh đó, mô hình này còn mang lại những giá trị về mặt xã hội: Giải quyết việc làm, tận dụng thời gian nhàn rỗi lao động; đồng thời góp phần giảm nghèo, xây dựng phát triển kinh tế, ổn định môi trường xã hội.

(Tin thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.