Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả từ nuôi tôm công nghệ cao

PV - 14:47, 14/05/2019

Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An triển khai tại huyện Cần Đước đang thu hút nhiều nông dân tham gia do hiệu quả bước đầu khả quan.

Mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Cần Đước còn khó nhân rộng do chi phí đầu tư lớn. Mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Cần Đước còn khó nhân rộng do chi phí đầu tư lớn.

Mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biolofe tại xã Tân Chánh với diện tích 7.000m2 bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất 30 tấn/ha (cao hơn ngoài mô hình 2,5 tấn/ha). Huyện còn kết hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh thực hiện mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn ƯDCNC tại Hợp tác xã Nuôi tôm Hòa Quới (xã Tân Chánh), hiện tôm phát triển tốt.

Ngoài diện tích thử nghiệm, hiện nay, toàn huyện có hơn 150ha nuôi tôm công nghiệp (mật độ trên 60 con/m2, được trang bị đầy đủ dụng cụ như máy cho ăn, máy quạt nước, máy thổi oxy đáy), năng suất trung bình từ 4-5 tấn/ha/vụ. Ông Nguyễn Văn Khải ở ấp Hòa Qưới (xã Tân Chánh) có diện tích 20.000m2 mỗi năm ông thu lãi về 2 tỷ đồng, hộ anh Lê Văn Tân với diện tích 1.200m2 mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng…

Ông Châu Văn Suy, ở xã Tân Chánh chia sẻ: Hiện tại, gia đình ông nuôi 1ha tôm ƯDCNC. Nhờ áp dụng mô hình này, dịch bệnh ít xuất hiện, năng suất tăng đáng kể, ước gần 15 tấn/ha/vụ.

Mô hình nuôi tôm ƯDCNC thí điểm ở huyện Cần Đước bước đầu đã mang lại những tín hiệu vui, đang được người dân trên địa bàn quan tâm. Tuy nhiên, việc nhân rộng không dễ vì phần lớn các hộ nuôi còn hạn chế về vốn, khó tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư.

Anh Nguyễn Văn Thật, Tổ hợp tác Nuôi tôm Hòa Quới, chia sẻ: Ngoài nguồn vốn đầu tư cho ao đầm, con giống, thức ăn…; thì hạ tầng nuôi tôm ƯDCNC trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là điện phục vụ sản xuất. Hiện tại, nông dân sử dụng điện sinh hoạt để chạy các thiết bị nuôi tôm với giá cao. Nuôi tôm ƯDCNC, mỗi ha sử dụng khoảng 40 dàn quạt mặt nước (chưa kể máy tạo oxy, máy xi -fon đáy).

Để bảo đảm nguồn điện phục vụ nuôi tôm, mỗi ha phải lắp 1 máy biến thế 15-25 KVA, chi phí trên 150 triệu đồng (chưa kể đường dây dẫn đến khu vực sản xuất) đây cũng là trở ngại rất lớn cho nông dân. Theo đó, số vốn đầu tư ban đầu rất cao (mỗi mô hình phải đầu tư hơn 500 triệu đồng/ha). Chưa kể, khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các hộ nông dân cần được các đơn vị chuyên môn hướng dẫn, tập huấn.

Thêm vào đó là hệ thống giao thông, kênh, mương nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Để thi công ao đầm nuôi tôm, phải sử dụng máy chuyên dùng nhưng đường giao thông nhỏ, hẹp, không thể đưa các phương tiện vào thi công; kênh, mương lại bị bồi lắng không đáp ứng yêu cầu cấp thoát nước nuôi tôm.

Vì vậy, các hộ dân mong muốn, khi tham gia mô hình nuôi tôm công nghệ cao rất cần sự quan tâm hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật; kinh phí khi thực hiện mô hình thí điểm…

BẰNG GIANG

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.