Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sóc Trăng: Hiệu quả mô hình tôm-lúa hữu cơ

PV - 15:04, 26/03/2019

Vụ mùa 2018-2019, mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ trên đất nuôi tôm, ở ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2 (huyện Mỹ Xuyên Sóc Trăng), có 24 hộ, với diện tích 14ha.

Ông Phạm Thanh Quang, Tổ trưởng Tổ hợp tác Đoàn Kết, ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2, người thực hiện mô hình cho biết: Áp dụng theo mô hình này nông dân được nhiều lợi ích, nhất là cải tạo môi trường đất để nuôi vụ tôm đạt hiệu quả; được doanh nghiệp Hồ Quang bao tiêu với giá cao và hỗ trợ 100% giống lúa ST24; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ 30% phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học.

Thu hoạch lúa trên nền đất nuôi tôm của ông Phạm Thanh Quang, ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên. Thu hoạch lúa trên nền đất nuôi tôm của ông Phạm Thanh Quang, ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên.

Qua quá trình canh tác, ông Quang nhận thấy hiệu quả kinh tế nhờ mô hình đem lại khá rõ nét, năng suất lúa đều ổn định 6 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn so với ngoài mô hình gần 2 triệu đồng/ha; giá thành sản xuất thấp hơn 300 đồng/kg.

“Cái được là lúa sau thu hoạch được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn bên ngoài 1.500-2.500 đồng/kg. Đảm bảo lợi nhuận gần 3 triệu đồng/1.000m2 canh tác lúa theo hướng hữu cơ. Trước vụ lúa, với diện tích canh tác khoảng 1ha, tôi thả nuôi tôm thẻ hơn 2 tháng là có thể thu hoạch được 600kg, lãi được hơn 56 triệu đồng. Với mô hình tôm thẻ-lúa hữu cơ gia đình tôi đã thu được lợi nhuận gần 90 triệu đồng”, ông Quang thông tin.

Cùng với quá trình phát triển, mô hình tôm-lúa cũng có những thay đổi, nông dân nuôi tôm sú cũng dần thay thế bằng tôm thẻ chân trắng. Anh Nguyễn Văn Hùng ở ấp Nhơn Hòa, xã Gia Hòa 2 cho biết: Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ trên nền đất nuôi tôm chỉ sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học phòng trị rầy nâu, thuốc sinh học phòng trị bệnh trên lúa. Sau khi thu hoạch lúa, thì tiến hành cải tạo đất để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm. Trước tiên, là dọn sạch rơm rạ trên bờ ruộng, cỏ dại xung quanh ao; sau đó tiến hành nạo vét mương bao, cho nước vào ruộng nuôi để ngâm rửa một vài lần.

Bước kế tiếp là tháo cạn nước cả trên mặt ruộng và mương bao, tiến hành phơi đất đến nứt chân chim thì lấy nước vào qua túi lọc để hạn chế cá tạp xâm nhập vào ao. Sau khi lấy nước khoảng 1 tháng, khi thấy nước trong ao có màu đẹp thì tiến hành thả giống. Do mật độ nuôi thấp (10 con/m2) nên 15 ngày đầu không cho tôm ăn. Trong quá trình cho ăn phải định kỳ bổ sung vitamin và chất khoáng để tôm sinh trưởng tốt, tuyệt đối không sử dụng kháng sinh, hóa chất khác.

Theo ông Đặng Văn Phương, Chủ tịch huyện Mỹ Xuyên: Mục đích chính của mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giá trị hạt gạo Sóc Trăng trên thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng vùng nguyên liệu lúa đặc sản trên cơ sở phát huy lợi thế, khai thác và sử dụng có hiệu quả về tiềm năng đất đai theo hướng bền vững.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.