Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điện Biên: Sản xuất nông sản sạch, hướng tới nền nông nghiệp bền vững

Như Lan - 16:18, 17/12/2020

Những năm gần đây, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng nhiều hơn. Qua đó, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và bền vững.

Gia đình chị Hoàng Thị Lực, thị trấn Ðiện Biên Ðông (huyện Ðiện Biên Ðông) trồng rau sử dụng phân bón hữu cơ.
Gia đình chị Hoàng Thị Lực, thị trấn Ðiện Biên Ðông (huyện Ðiện Biên Ðông) trồng rau sử dụng phân bón hữu cơ.

 Thời gian gần đây, gia đình chị Hoàng Thị Lực, ở thị trấn Ðiện Biên Ðông (huyện Ðiện Biên Ðông), là một trong những hộ dân điển hình về trồng rau sử dụng phân bón hữu cơ. Chị Lực cho biết: Thực hiện mô hình sản xuất rau hữu cơ, gia đình tôi đã được tập huấn cách thức sản xuất rau sạch, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Áp dụng mô hình này có nhiều lợi ích như: Không ảnh hưởng đến sức khỏe người trực tiếp trồng, chăm sóc; cho năng suất, chất lượng nông sản cao. Sản phẩm của gia đình luôn được tiêu thụ hết, thậm chí không đủ để cung cấp.

Tương tự, những năm trước đây, nguồn thu nhập của gia đình bà Vũ Thị Ngân, bản Co Hắm, xã Ẳng Nưa (huyện Mường Ảng) chủ yếu dựa vào cây cà phê, thì nay vườn bưởi rộng hơn 4ha của gia đình, đang trở thành cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập ổn định  cho gia đình bà.

Để cây bưởi phát triển tốt, thu hoạch đạt chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, gia đình bà Ngân đã học hỏi và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và không sử dụng thuốc BVTV bảo đảm quả bưởi vừa sạch vừa chất lượng…

Mô hình sản xuất rau sạch của Công ty TNHH Safe Green trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Mô hình sản xuất rau sạch của Công ty TNHH Safe Green trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Ngoài các mô hình nhỏ lẻ của người dân, tỉnh Điện Biên cũng đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất nông nghiệp xanh; xây dựng và xác nhận 19 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm nghiệp an toàn, không thuốc hóa học. Nhờ đó, giá trị sản phẩm trong chuỗi được nâng lên, giá thành sản phẩm cao hơn với giá ngoài thị trường từ 20 - 30%... 

Những mô hình nông nghiệp xanh, đã tạo tiền đề quan trọng để các địa phương ở tỉnh Điện Biên định hướng phát triển nông nghiệp thân thiện với môi trường, nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng. Đó là tín hiệu tích cực, từng bước nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dần khẳng định chất lượng và xây dựng thương hiệu nông sản sạch Điện Biên. 

Tuy nhiên, hiện nay, việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Bởi, tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tương đương mới chỉ chiếm 0,25% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản toàn tỉnh.

Rau sạch đang được bán tại Siêu thị Tâm Đỏ (TP. Điện Biên Phủ).
Rau sạch đang được bán tại Siêu thị Tâm Đỏ (TP. Điện Biên Phủ).

Do đó, trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên xác định, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp đến các sở, ngành, địa phương và người dân trong tỉnh, về xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới sản xuất theo hướng hàng hóa.

Đồng thời, tỉnh Điện Biên cũng tiếp tục kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án phát triển nông, lâm nghiệp công nghệ cao trên đầu tư trên địa bàn.

(Bài viết thuộc Chuyên đề khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.