Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Tập huấn, truyền dạy múa “Tân tung da dắ” và nhạc cụ truyền thống cho đồng bào DTTS huyện Đông Giang

T.Nhân - H.Trường - 00:13, 28/10/2023

Ngày 27/10, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đông Giang (Quảng Nam) cho biết, đơn vị vừa tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy múa “Tân tung da dắ” cho 165 học viên, là những nghệ nhân, già làng, Người có uy tín, trưởng thôn và người dân trên địa bàn huyện. Những học viên này sẽ tiếp tục phát huy và truyền dạy cho người dân ở địa phương, để gìn giữ điệu múa đặc sắc này.

Các lớp tập huấn, truyền dạy múa “Tâng tung da dắ” được mở thường xuyên nhằm bảo tồn, phát huy điệu múa của người đồng bào Cơ Tu
Các lớp tập huấn, truyền dạy múa “Tâng tung da dắ” được mở thường xuyên nhằm bảo tồn, phát huy điệu múa của người đồng bào Cơ Tu

Tại lớp tập huấn, Ts. Trần Tấn Vịnh - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Quảng Nam, người có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Cơ Tu, trong đó có múa “Tân tung da dắ” đã truyền đạt cho các học viên về Khái quát văn hóa phi vật thể của tộc người Cơ Tu; nguồn gốc và sự hình thành nghệ thuật múa “Tân tung da dắ”; ý nghĩa của nghệ thuật múa “Tân tung da dắ” gắn với đời sống của người Cơ Tu cùng một số nội dung khác liên quan đến múa “Tân tung da dắ”.

Ngoài ra, tại lớp tập huấn, các nghệ nhân người Cơ Tu tại thôn Bhơhôồng, xã Sông Kôn (Đông Giang) cũng hướng dẫn học viên thực hành 4 điệu múa tân tung da dắ truyền thống. Lớp tập huấn giúp các nghệ nhân phát huy khả năng, am hiểu rõ hơn về giá trị múa tân tung da dắ. Qua đó không chỉ bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, mà còn gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Vũ điệu “Tâng tung da dắ”, hay còn gọi “Vũ điệu dâng trời” là nghệ thuật diễn xướng nổi trội và được nhiều người yêu thích. Từ bao đời nay, người Cơ Tu múa “Tâng tung da dắ” như một cách để kết nối giữa thế giới thực tại với vũ trụ, tổ tiên, ông bà và các vị thần... Đây là điệu múa đặc trưng của người Cơ Tu mang tính tập thể rất cao, là sự kết hợp giữa nam và nữ, giữa âm thanh cồng chiêng cùng với tiếng “hú” vang xa, cao vút như nốt nhấn làm mạnh mẽ thêm cho ngôn ngữ múa. Có thể nói “Tâng tung da dắ” là một điệu múa đẹp, vui nhộn, thu hút nhiều người tham gia.

Cũng trong thời gian này, phía huyện Đông Giang đã tổ chức các lớp tập huấn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thông của người Cơ Tu cho hàng chục phụ nữ các thôn trên địa bàn. Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Cơ Tu không chỉ đem lại thu nhập cho người dân, mà còn góp phần kết nối để phát triển các điểm du lịch các huyện miền núi ở Quảng Nam.

Các lớp tập huấn, truyền dạy múa “Tâng tung da dắ” được mở thường xuyên nhằm bảo tồn, phát huy điệu múa của người đồng bào Cơ Tu
Múa “Tâng tung da dắ” mang tính cộng đồng rất cao

Trước đó, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Quảng Nam cũng đã tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy, bảo tồn đinh tút và các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Gié Triêng, Cơ Tu tại 3 xã Đắc Pre, Đắc Tôi, Zuôih (Nam Giang). 150 học viên đồng bào DTTS của 3 xã Đắc Pre, Đắc Tôi và xã Zuôih được các giảng viên truyền dạy những nội dung cơ bản về sử dụng cồng, trống, chiêng, tổ chức phục dựng, tái hiện, bảo tồn nghi thức lễ cưới, bảo tồn đinh tút và các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Gié Triêng.

Các lớp tập huấn nhằm nâng cao ý thức, niềm tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS; đồng thời động viên, khuyến khích đồng bào bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các DTTS trong giai đoạn hiện nay.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.