Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo

Minh Thu - 10:55, 19/03/2025

Những năm qua, khu vực kinh tế tập thể, Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam không ngừng thay đổi để thích ứng với hoạt động sản xuất - kinh doanh ngày càng đa dạng, đóng góp quan trọng trong các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, thực hiện chương trình OCOP, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị…

Các mô hình kinh tế tập thể, HTX đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo ở Quảng Nam (Ảnh minh họa).
Các mô hình kinh tế tập thể, HTX đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo ở Quảng Nam. (Ảnh minh họa)

Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 90 dự án/kế hoạch liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị được UBND cấp huyện phê duyệt với tổng kinh phí thực hiện gần 340 tỷ đồng, trong đó nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ hơn 58 tỷ đồng; có 92 HTX và 77 doanh nghiệp tham gia làm chủ trì liên kết, có 19.089 hộ dân tham gia thực hiện liên kết. Các dự án tập trung ở lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi.

Riêng với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, phát huy hiệu quả. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát kinh tế - xã hội, nhất là cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Tính đến cuối năm 2024, số hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh còn 28.227 hộ (chiếm tỷ lệ 6,35%), giảm 1,12% so với năm 2023. Trong đó, hộ nghèo đa chiều là 20.272 hộ (chiếm tỷ lệ 4,56%), giảm 1,01% so với năm 2023 (đạt chỉ tiêu giảm bình quân 0,3 - 0,4% theo Quyết định số 652 ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao); tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều là 1,79% (7.955 hộ), giảm 0,11% so với năm 2023…

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Dự án 6 - dấu ấn từ một Chương trình mục tiêu đặc biệt

Cà Mau: Dự án 6 - dấu ấn từ một Chương trình mục tiêu đặc biệt

Trong dòng chảy hội nhập và phát triển, việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS không chỉ là trách nhiệm, mà còn là cơ hội quý báu để thúc đẩy du lịch cộng đồng, một hướng đi bền vững ở nhiều địa phương khu vực Tây Nam bộ. Tại tỉnh Cà Mau, vùng đất cực Nam Tổ quốc, Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai như một cách “kích hoạt” và thúc đẩy tiềm năng phát triển du lịch từ vùng đồng bào các DTTS của tỉnh.