Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Quảng Nam: Kiệu được giá nông dân phấn khởi khi Tết cận kề

Minh Ngọc - Cam Lâm - 11:34, 27/01/2022

Thời điểm này, nông dân trồng kiệu tại Đà Nẵng – Quảng Nam đang rộn rã vào vụ thu hoạch. Dù thời tiết năm nay thất thường khiến sản lượng kiệu giảm sút so với năm trước. Tuy nhiên, giá thu mua kiệu lại khá cao nên người trồng vẫn có lãi và rất phấn khởi.

Nông dân trồng kiệu ở xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, Quảng Nam đang khẩn trương thu hoạch kiệu để bán dịp Tết
Nông dân trồng kiệu ở xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, Quảng Nam đang khẩn trương thu hoạch kiệu để bán dịp Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, trên các cánh đồng trồng kiệu ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam người dân vẫn đang tất bật thu hoạch kiệu để nhập cho thương lái đem đi tiêu thụ ở khắp các vùng miền. Không khí hối hả, rộn ràng là những gì có thể nhìn thấy được khi đến các cánh đồng trồng kiệu.

Theo người dân trồng kiệu tại đây, thông thường vụ kiệu Tết sẽ bắt đầu xuống giống từ tháng 8 âm lịch. Sau 4 tháng kiệu sẽ cho thu hoạch. So với những năm trước thì năm nay thời tiết có phần bất lợi, lúc mới xuống giống thì gặp hạn hán kéo dài, giai đoạn cây cho củ thì gặp mưa lớn trong tháng 10 và tháng 11 khiến kiệu úng và hư hại, năng suất không cao như mọi năm. Tuy nhiên giá kiệu lại cao hơn những năm trước nên người trồng kiệu vẫn phấn khởi.

Hơn nửa tháng nay, cả gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh ở thôn Bình Trúc 2 (xã Bình Sa, Thăng Bình) đều tập trung thu hoạch 4 sào kiệu. Anh Mạnh cho biết, Dù thời tiết không mấy thuận lợi nhưng nhờ kinh nghiệm trồng lâu năm nên vườn kiệu của gia đình vẫn đảm bảo đủ sản lượng.

Cũng như bà con nông dân Bình Sa, thời điểm này nông dân các xã Bình Phục, Bình Triều, Bình Đào, Bình Giang của huyện Thăng Bình cũng tập trung vào việc thu hoạch kiệu. Năm nay có nhiều xã như xã Bình Phục trồng khoảng 200ha và hầu như gia đình nào cũng cắt giảm diện tích do lo ngại của dịch bệnh khiến sức tiêu thu giảm.

Ông Nguyễn Mẫn ở thôn Ngọc Sơn Tây (xã Bình Phục) cho biết, được mùa, cây kiệu sẽ cho năng suất khoảng 500kg/sào. Nếu không may mất mùa, năng suất chỉ đạt 250kg/sào nhưng nếu giá cả vẫn ổn định ở mức 18.000 – 20.000/kg như hiện nay thì người trồng kiệu cũng không thua lỗ.

Tại các cánh đồng kiệu xã Bình Phục, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” kiệu của huyện Thăng Bình, không khó để bắt gặp nét rạng ngời trên gương mặt của những nông dân đang miệt mài thu hoạch kiệu Tết. Bà Nguyễn Thị Bốn cho hay: “Kiệu là nguồn thu chính, nên chúng tôi trông chờ dữ lắm! Năm nay, dù kiệu không được mùa do thời tiết nhưng được giá, lại thuận lợi trong khâu tiêu thụ nên ai cũng thấy phấn khởi. Thương lái đến tại ruộng mua sỉ nguyên đám nên mình cũng đỡ tốn chi phí thuê công nhổ, rửa kiệu, bó kiệu đi cân... Với 6 sào kiệu, gia đình tôi lãi khoảng 30 triệu đồng, cao hơn nhiều so với năm ngoái”.

Bà Nguyễn Thị Bốn ở xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, Quảng Nam đang thu hoạch kiệu.
Bà Nguyễn Thị Bốn ở xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, Quảng Nam đang thu hoạch kiệu.

Không chỉ người trồng kiệu phấn khởi mà ngay cả thương lái cũng hồ hởi không kém. Ông Huỳnh Bình, một thương lái thu mua kiệu ở xã Bình Phục (huyện Thăng Bình), cho biết, năm nay giá kiệu có cao hơn vì nhu cầu của khách ở nhiều địa phương tăng mạnh, điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của nông dân tăng cao, đời sống được cải thiện và việc tái đầu tư sản xuất cũng sẽ tốt hơn. Ngoài những hộ trồng kiệu, những thương lái như chúng tôi cũng có thu nhập khá. Bên cạnh đó, các dịch vụ “ăn theo” cây kiệu như: Đan giỏ kiệu, nhổ, chặt, rửa, xếp bó, vận chuyển kiệu lên xe cũng tạo việc làm, thu nhập khá cho nhiều lao động.

Kiệu sau khi thu hoạch sẽ được các thương lái thu mua chở đi các chợ huyện, chợ đầu mối tại địa phương và vào miền Nam hoặc ra Bắc để tiêu thụ. Vào mỗi dịp cuối năm, người trồng kiệu có thêm nguồn thu nhập ổn định để trang trải cho một cái Tết cận kề.

 

Tin cùng chuyên mục
Tiếp sức cho sản phẩm OCOP thông qua xúc tiến thương mại

Tiếp sức cho sản phẩm OCOP thông qua xúc tiến thương mại

Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), chương trình đã mở rộng triển khai ở 63/63 tỉnh, với 13.368 sản phẩm. Đặc biệt, từ các hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ, chắp cánh sản phẩm OCOP vươn xa.